cách phát triển lễ hội đền hùng ( làm gì để nó mãi trường tồn theo thời gian?)
Lễ hội đền Hùng hình thành và phát triển tại Khu di tích lịch sử quốc gia đền Hùng với hệ thống các công trình tín ngưỡng: các ngôi đền, chùa, gác chuông, lăng mộ, bia ký, tháp… được các thế hệ cha ông tạo dựng trên một vùng “hội nhân, tụ thủy”, “sơn thủy hữu tình” đã tạo nên khí thiêng sông núi. Trong xu thế phát triển và đổi mới của đất nước, Khu di tích lịch sử đền Hùng đã được mở rộng và tu bổ nên có diện mạo ngày càng khang trang, to đẹp, văn minh hơn nhưng không mất đi nét trầm mặc, trang nghiêm, linh thiêng tự bao đời.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Lịch sử đã chứng minh từ xưa đến nay, Lễ hội đền Hùng không chỉ được cộng đồng cư dân vùng đất Tổ Phú Thọ quan tâm, mà đồng bào cả nước luôn coi đó là những nghi lễ thiêng liêng để tri ân báo hiếu tổ tiên, hướng về cội nguồn dân tộc.
Sau phần nghi lễ linh thiêng, hội đền Hùng xưa mang những nét văn hóa truyền thống của hội làng, với các trò chơi, trò diễn tưng bừng như: kéo co, chọi gà, đấu vật, cờ người, cờ tướng, thổi cơm thi, bách nghệ khôi hài, hát xoan, rước Chúa gái… Hầu hết các trò chơi, trò diễn trong Lễ hội đền Hùng phản ánh cuộc sống sinh hoạt của con người, phản ánh sự tiến bộ trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên của con ngườ