Đại hội XII của Đảng không chỉ khẳng định tiếp tục thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo mà còn chỉ ra nội dung và phương hướng thực hiện quan điểm đó trong tình hình mới. Quan điểm: Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là quan điểm hoàn toàn mới, có tác dụng định hướng cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong thế kỷ XXI. Về thực chất, đây là một bước chuyển từ quan điểm tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển trong xác định mục tiêu giáo dục. Mặc dù Văn kiện Đại hội không chỉ ra những phát triển mới của giáo dục về vấn đề này, nhưng với cách tiếp cận mới đã đặt ra hàng loạt mâu thuẫn mới cho giáo dục cần phải giải quyết. Việc chuyển từ mục tiêu trang bị kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học đã làm nảy sinh những mâu thuẫn mới trong giáo dục. Đó là mâu thuẫn giữa giáo dục truyền thống với giáo dục hiện đại. Mâu thuẫn giữa phát triển năng lực cá nhân với đào tạo tập thể. Mâu thuẫn giữa mục tiêu trang bị kiến thức với mục tiêu phát triển năng lực. Mâu thuẫn giữa phát triển năng lực với phát triển phẩm chất. Mâu thuẫn giữa rèn luyện kỹ năng với phát triển năng lực. Giải quyết các mâu thuẫn đó sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển của giáo dục trong bối cảnh mới.
=> Quan niệm của đảng ta đã yêu cầu thực hiện việc đổi mới giáo dục từ đơn thuần trang bị kiến thức chuyển sang sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là quan điểm hoàn toàn mới, có tác dụng định hướng cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong thế kỷ XXI, như vậy hiện giáo dục là toàn diện không phải đơn thuần là giáo dục trang bị kiến thức.