Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao tim hoạt động cả đời mà không biết mệt mỏi

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
MÔN SINH HỌC
Câu 1. Cấu tạo và vai trò của tim và hệ mạch, van tim có
ý nghĩa gì trong sự tuần hoàn máu. Tại sao tim hoạt động
cả đời mà không biết mệt mỏi?
Câu 2. Huyết áp là gì? Huyết áp tối đa khi nào, huyết áp
tối thiểu khi nào? Tại sao người già thường bị huyết áp
cao và xơ vữa động mạch.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
94
4
0
Tăng Huỳnh Phương ...
05/12/2022 10:30:18
+5đ tặng
Cấu trúc của quả tim

Tim là một cơ quan của hệ thống cơ, được tạo thành bởi một loại cơ đặc biệt được gọi là cơ tim.

Ở bên ngoài tim (và một phần đầu của những mạch máu lớn) được bao phủ bởi một chiếc túi có 2 lớp làm từ mô liên kết gọi là màng ngoài của tim.

Ở giữa 2 lớp màng ngoài tim có chứa một lượng rất nhỏ chất lỏng dạng nước có nhiệm vụ bôi trơn để giúp giảm ma sát giữa 2 lớp màng và với các bộ phận xung quanh khi tim co và giãn.

Bên trong tim được lót bởi một lớp biểu mô khá mịn, được gọi là màng trong tim, có nhiệm vụ giúp giảm ma sát giữa máu và vách tim, ngăn ngừa đông máu và sự hình thành các cục huyết khối trong tim.

Vai trò của tim trong sự tuần hoàn máu: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.

Vai trò của hệ mạch trong sự tuần hoàn máu: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).
Các van tim có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cho phép máu chảy từ nhĩ xuống thất và từ thất ra khỏi tim giúp giữ cho dòng máu lưu thông theo một chiều nhất định. Khi tim co bóp, các van sẽ thực hiện chức năng đóng và mở để kiểm soát dòng chảy của máu qua tim bởi sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và một số cơ nằm trong tim
Tim sẽ hoạt động theo chu kì và mỗi chu kì như vậy chia thành từng pha. Đồng thời, giữa các pha tim như vậy đều có một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định Khoảng thời gian nghỉ và thời gian hoạt động của tim gần như bằng nhau . Chính vì lý do này mà ta có thể khẳng định rằng: tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi là do tim có thời gian hoạt động cũng như thời gian nghỉ ngơi quá hợp lý.
1. Thế nào là huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu?

Huyết áp được đo lường dựa trên 2 trị số đó là huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương).

  • Huyết áp tối đa: là mức huyết áp cao nhất của bạn trong mạch máu khi tim đập, đo lường áp lực mạch máu lên động mạch khi tim ở trạng thái co bóp đẩy máu từ tim đến hệ thống tuần hoàn.
  • Huyết áp tối thiểu: là mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch của bạn đạt đến, đo lường áp lực trong lòng động mạch, khi tim nghỉ giữa các lần tim co bóp, cơ tim được thả lỏng
Người già huyết ápy bị cao huyết áp do thành động mạch bị lão hóa, giảm tính đàn hồi, động mạch trở nên cứng hơn, tăng tích lũy mỡ dẫn đến xơ mỡ động mạch, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như môi trường sống, chế độ ăn uống, trạng thái thần kinh, các bệnh kết hợp (tiểu đường, gout…).

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư