Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày đặc điểm của sóng biển, thủy triều, dòng biển

trình bày đặc điểm của sóng biển,thủy triều,dòng biển
2 trả lời
Hỏi chi tiết
362
2
0
Bảo Yến
21/12/2022 21:10:52
+5đ tặng

*Đặc điểm của sóng:

-Khái niệm:Là sự vận động tại chỗ của các hạt nước biển

-Nguyên nhân sinh ra sóng là :Chủ yếu là gió

-Ảnh hưởng:

+Tích cực:Tạo ra năng lượng , có giá trị về mặt thể thao

+Tiêu cựu:Sóng thần tàn phá làng mạc nhà cửa gây chết người

*Đặc điểm của thủy triều:

-Khái niệm:Là hiện tượng nước biển dâng lên hoặc rút xuống thao chu kì

-Nguyên nhân:do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mật Trời gây ra

-Ảnh hưởng:

+tích cực :Tạo ra muối , đánh bắt cá , giao thông đường biển

+Tiêu cựu:Gây ra lũ lụt, xâm nhập mặn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Phonggg
21/12/2022 21:11:07
+4đ tặng

 Sóng biển
– Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
– Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,…
– Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
– Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h.
       + Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
       + Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.

II. Thủy triều
– Khái niệm:Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Đặc điểm:
        + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp)
          thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
        + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch).
          thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

III.  Dòng biển
– Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Phân loại: dòng nóng, lạnh.
– Phân bố:
           + Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
            + Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
– Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
– Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
– Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo