Hãy cảm nhận về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích sau:
Hãy cảm nhận về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích sau:
Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về bảo với chủ ngươi, tối
lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý
thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Đời
ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi.
Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy
Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm
lòng trong thiên hạ”.
[...]
Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất
những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cải thầy thơ lại gầy gò, thì run
run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên
quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để
treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung
hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi
thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đẩy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy
hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương
cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
(Trích Ngữ văn 11, Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, 2020, trang 113-114)
0 trả lời
134