Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy trình bày công cuộc thống nhất đất nước và thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc


Em hãy trình bày công cuộc thống nhất đất nước và thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc
Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống ( năm 1075-1077 ) Câu 3: Bằng kiến thức em đã học về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 ( 1075-1077). Em hãy:
a, Chỉ ra những nét độc đáo trong phong kiến đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
b, Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến.
    2 trả lời
    Hỏi chi tiết
    251
    1
    0
    Phuongg Anhh
    25/12/2022 19:28:10
    +5đ tặng

    Câu 1:
    Năm 965, chính quyền nhà Ngô sụp đổ, đất nước rơi vào tình trạng “Loạn 12 sứ quân”.

    Trước tình hình đất nước loạn lạc, Tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh.

    - Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hooh, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương. Trong 2 năm (966 – 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh

    Câu 2:
    a) Nguyên nhân thắng lợi
    -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.
    -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.
    - Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
    - Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...
    b) Ý nghĩa lịch sử
    - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
    - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
    - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.Câu 3:
    a,- Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý:

    + Thực hiện “tiên phát chế nhân” - chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân thủy, bộ, chia làm 2 đạo tiến sang đất Tống để tiêu diệt các cứ điểm: Ung Châu – Khâm Châu – Liêm Châu.

    + Sau khi tiến công sang đất Tống, Lý Thường Kiệt cho ban bố “Phạt Tống lộ bố văn” để nhân dân Tống hiểu rõ mục đích và tính chất của cuộc tiến công.

    + Sau khi đạt được mục đích chiến lược, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để tránh địch phản công.

    + Chủ động thực hiện việc xây dựng lực lượng và dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.

    + Sử dụng bài thơ “Nam quốc sơn hà” để khích lệ ý chí chiến đấu của quân sĩ Đại Việt và làm suy sụp tinh thần quân Tống.

    + Lợi dụng thời cơ quân Tống suy yếu để tổng phản công.

    + Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp: giảng hòa.

    b,* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):

    + Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ. 

    + Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

    + Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội 

    + Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống

    Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

    (?)
    Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
    Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
    Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
    Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
    1
    0
    Tăng Huỳnh Phương ...
    25/12/2022 20:59:34
    +4đ tặng

    Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

    - “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

    - Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

    - Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

    - Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

    - Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

    - Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
     

    - Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:

    + Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. 

    + Ông đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.

    + Thái úy Lý Thường Kiệt cũng là người chủ động quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt. 

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
    Bài tập liên quan
    Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường

    Học ngoại ngữ với Flashcard

    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo
    ×
    Gia sư Lazi Gia sư