1. Kiến thức - Vận dụng kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng hợp lí, chế biến và bảo quản thực phẩm để thiết kế món ăn bữa cơm gia đình hợp lí. - Lập thực đơn bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và chế biến được một món ăn không sử dụng nhiệt. - Phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính tự lực và năng lực cộng tác trong việc thiết kế một thực đơn dinh dưỡng hợp lí cho bữa ăn hàng ngày và chế biến một món ăn không sử dụng nhiệt. 2. Kĩ năng - Lập kế hoạch, chọn món ăn phù hợp cho thực đơn, trình bày ý tưởng - Giao tiếp hợp tác, phân công công việc 3. Thái độ - Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình. - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên - Một số mẫu thực đơn - Máy chiếu 2. Học sinh - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa,vở ghi, bút, thước... - Bài thuyết minh về món ăn bữa cơm gia đình III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu - Ổn định lớp. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (đồ dùng học tập của học sinh). a) Mục tiêu: Thông qua câu hỏi tình huống học sinh nắm lại kiến thức về bữa ăn dinh dưỡng hợp lí b) Nội dung: Phân tích một số thực đơn phân tích các thực đơn đã cho có đầy đủ các nhóm thực phẩm chính theo tỉ lệ thích hợp hay chưa và cho biết thực đơn nào là hợp lí nhất c) Sản phẩm:hs xem hình, chọn lựa và nêu ý kiến: dinh dưỡng hợp lí trong bữa ăn sẽ giúp cho mỗi chúng ta có sức khỏe tốt .