Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày và nhận xét về 2 trận tuyến chống pháp giai đoạn 1858-1884?

trình bày và nhận xét về 2 trận tuyến chống pháp giai đoạn 1858-1884?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
71
2
0
Vũ Phan Bảo Hân
07/01/2023 20:04:59
+5đ tặng

Triều đình nhà Nguyễn:

* Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5- 6 -1862):  

- Triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.

- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

+ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

- Triều đình kí hiệp ước này là vì:  Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc

* Hiệp ước Giáp Tuất (ngày 15 - 03 - 1974): Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. (mất thêm 3 tỉnh)

* Hiệp ước Hác Măng (ngày 25-8-1883):

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .

- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.

- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

* Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Ngày 6-6-1884): Hiệp ước Pa-tơ-nốt có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại tình Bình Thuận và Thanh - Nghệ - Tĩnh cho Trung Kì. Nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn. Chấm dứt sự tồn tại của triều đaị PK nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào là Chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là: Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều Nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến. Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6/6/1884.

Như vậy, qua những hiệp ước trên cho thấy kẻ thù rất nham hiểm và âm mưu đô hộ nước ta, triều đình nhà Nguyễn từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn “Với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến”. Đúng với ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. 

Nhân dân:

 

- Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”. Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta được thể hiện:

* Tại mặt trận Đà Nẵng: quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền .... Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch

* Mặt trận Gia Định:

- Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861).

- Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo. Sau khi Trương Định mất, con trai là Trương Quyền lên thay, tiếp tục kháng chiến.

* Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì:

- Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.

- Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ... với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân ... Ngoài ra, có cả những nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chống Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu... Đặc biệt có những anh hùng thà chết chứ không chịu đầu hàng giặc như Nguyễn Trung Trực. Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

* Mặt trận Bắc Kì:

- Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến.Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc. Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh...

- Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận ...

- Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến: Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè ...

- Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy ...

- Mặc dù triều đình ký liên tiếp 2 bản Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp nhưng nhân dân cả nước vẫn kiên quyết đứng lên chiến đấu: Bên cạnh phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng thì phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 - 1913). Các phong trào đấu tranh của nhân dân đã góp phần làm chậm lại quá trình bình định và khai thác của Pháp ở Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm hoàng Tiến
07/01/2023 20:11:54
+4đ tặng

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 
 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.
 
 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu

Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
 
Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư