- Tiến hóa sinh học: Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hóa của người vượn hóa thạch và người cổ.
+ Những biến đổi trên cơ thể người vượn hóa thạch (đi bằng hai chân, sống trên mặt đất…) cũng như của người cổ (bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động..) là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị di truyền (đột biến trong hệ gen và bộ nhiễm sắc thể) kết hợp với chọn lọc tự nhiên (những thay đổi trên vỏ Trái Đất, hoạt động núi lửa, động đất, gia tăng nền phóng xạ, thay đổi lục địa…).
- Tiến hóa xã hội: Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội. Từ giai đoạn con người sinh học được hình thành (đi thẳng, đứng bằng hai chân, tay được giải phóng, bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động) chuyển sang giai đoạn con người xã hội (sống thành xã hội, có ngôn ngữ để giao tiếp, có đời sống văn hóa…), tuy các nhân tố chọn lọc tự nhiên vẫn còn có tác động, nhưng các nhân tố văn hóa xã hội (cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội…) đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển của con người và xã hội loài người.
- Nhân tố xã hội: Là quyết định vì nếu không có nhân tố văn hóa xã hội (đời sống xã hội, văn hóa giáo dục, khoa học kĩ thuật…) thì con người dù có cấu tạo cơ thể điển hình cũng không thể trở thành con người thực sự được, tức là con người có ngôn ngữ, có văn hóa sống trong cộng đồng xã hội loài người.