Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mẹ ốm là bài thơ lục bát dạt dào cảm xúc của tác giả Trần Đăng Khoa. Bài thơ thể hiện tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền và sự tần tảo, vất vả của người mẹ. Nó được viết dưới góc nhìn của một đứa bé khi ấy còn rất nhỏ nên trong đó nó chứa đựng sự hồn nhiên và vui tươi của lứa tuổi ấy. Bên cạnh đó khắc họa trong bài thơ chính là tình cảm gia đình ấm áp, là những yêu thương mà con dành cho mẹ. Để rồi qua bài thơ này ta cảm nhận được tình cảm của bản thân dành cho mẹ của mình.
Bài thơ Mẹ ốm được mở đầu bằng một câu kể đầy hồn nhiên và ngây thơ. Đó cũng chính là một câu so sánh mà em bé dành cho mẹ của mình. Nó mang ý nghĩa như là một câu nói đùa. Bởi ở lứa tuổi trẻ con các em bé thích khám phá sự mới mẻ nên cũng nghĩ rằng những người lớn cũng có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên đó cũng chính là một cách nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Khi mẹ ốm mẹ cũng sẽ không têm trầu và để trầu khô. Và mẹ cũng không còn kể Truyện Kiều cho bé nghe. Đó là những suy nghĩ rất hồn nhiên và ngây ngio của một đứa trẻ. Trong tiềm thức của đứa bé ấy cũng chỉ là việc không được nghe mẹ kể chuyện mà thôi.
Ở khổ tiếp theo em bé đã suy nghĩ về những ngày tháng bất vả và sư hy sinh của mẹ. Mẹ đã không quản nắng mưa mà vẫn làm mọi thứ, từ sáng cho tới tối. Đó là một sự suy nghĩ sâu sắc mà không phải đứa bé nào ở độ tuổi ấy cũng có thể làm được. Đó là ý thức về những chịu đựng vất vả của mẹ làm người đọc không khỏi xót xa.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Mẹ cũng là một người được hàng xóm quan tâm chăm sóc. Đó cũng chính là lời động viên dể mẹ nhnah khỏi bệnh. Điều này cũng chứng tỏ bình thường mẹ sống rất tốt với hàng xóm nên ho đến và cho mẹ qà. và qua đó bé cũng thấu hiểu được những điều vất vả của mẹ thông qua những ngày mẹ bị ốm.
Bởi mẹ vất vả và hy sinh vì các con. Dù nắng mưa mẹ vẫn làm việc và đã cho con một cuộc sống ấm no hơn. Qua các hình ảnh đó ta cảm nhận được tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Cũng chính vì điều đó nên đã thúc đầy mong muốn làm điều gì đó cho mẹ nhanh khỏe.
Đọc những vần thơ tiếp theo ta không khỏi xót xa. Bởi lẽ mẹ vất vả cũng là vì bản thân mình. Và sự vất vả ấy in hằn trên khuôn mặt mẹ. Điều này cũng bởi vì mẹ yêu thương con mình và mong muốn cho con có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Và cũng chính sự yêu thương làm con người ta có thể cảm nhận được những vần thơ mà tác giả viết lên rất xúc động. Đó cũng chính là lời cảm ơn mà tác giả dành cho mẹ của mình. Đó cũng chính là tấm lòng và là tình cảm của người con.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Ở câu kết của bài thơ tác giả đã ví mẹ mình như là đất nước. Qua đó ta cảm nhận được tình cảm và sự biết ơn. Đó cũng chính là tình yêu thương gia đình và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước.
Bài thơ Mẹ ốm là một sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ông còn nhỏ. Đó là vào thời điểm ông học lớp 3 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong thơ ông ta cảm nhận được sâu sắc, trong sáng và dạt dào cảm xúc. Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời. “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người mẹ…”
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |