Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giao tiếp ứng xử là một nét đẹp văn hóa được giữ gìn và lưu truyền từ xa xưa. Từ vấn đề trên, em hãy viết một bài văn về câu tục ngữ sau

Giao tiếp ứng xử là một nét đẹp văn hóa được giữ gìn và lưu truyền từ xa xưa. Từ vấn đề trên, em hãy viết một bài văn về câu tục ngữ:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau "
2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.294
4
2
Chou
10/03/2023 13:53:09
+5đ tặng

Khi dạy con cháu về những bài học giao tiếp, ông cha ta thường nhấn mạnh rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Câu tục ngữ đã đề cập đến một chiếc chìa khóa vô cùng quan trọng để mở cánh cửa giao tiếp với người khác, đó là những lời nói. Tuy “không mất tiền mua” - nghĩa là không có giá trị vật chất. Thậm chí, để tạo ra nó, ta cũng chẳng mất quá nhiều công sức hay thời gian, muốn bao nhiêu là có bấy nhiêu, không có điều kiện gì ràng buộc. Tuy nhiên, chớ vì vậy mà chúng ta xem thường lời nói. Vì nó có giá trị tinh thần vô cùng to lớn, đặc biệt là trong giao tiếp. Lời nói không chỉ truyền đạt thông tin, ý chí, mà còn truyền đạt cảm xúc, tình cảm của người nói đến mọi người. Đồng thời tác động trực tiếp đến thế giới tình cảm người nghe, ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai người. Chính vì quan trọng như vậy, nên ông cha ta mới căn dặn rằng phải biết lựa lời, chọn lời để nói sao cho vừa lòng người nghe.

Nếu ta biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói. Và biết nên nói những gì ở đâu, nghĩa là đã biết chọn lựa thì người đối diện sẽ thoải mái và vui vẻ trong cuộc hội thoại. Bản thân chúng ta cũng nhờ vậy mà trở nên thư giãn hơn, các mối quan hệ cũng trở nên tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu ta cứ lầm lì chẳng nói chẳng rằng. Hay cứ mở miệng ra là nói về những điều người ta ghét, muốn giấu đi, không muốn nghe thì sẽ khiến đối phương khó chịu, không muốn nói chuyện tiếp. Thế thì tình cảm của hai bên sẽ trở nên xấu hơn. Đó cũng chính là kiểu người mà ta cần phải phê phán trong các cuộc giao tiếp.

Như vậy, câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” thực sự chính là một lời khuyên ý nghĩa dành cho chúng ta khi giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
21
3
Yến Nguyễn
10/03/2023 13:53:57
+4đ tặng

Giao tiếp ứng xử là một trong những nét đẹp văn hóa được giữ gìn và lưu truyền từ xa xưa. Trong cuộc sống hàng ngày, câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" đã được sử dụng rất phổ biến như một lời nhắc nhở cho chúng ta về tầm quan trọng của việc giao tiếp và ứng xử.

Câu tục ngữ này có ý nghĩa rất sâu sắc. Trong mọi tình huống, chúng ta đều nên lựa chọn cách nói và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và người đối diện. Một câu nói nhỏ có thể gây ra rất nhiều tác động, vì thế cần suy nghĩ trước khi nói ra một câu chữ nào đó. Những lời nói tức giận, chê bai, xúc phạm sẽ dễ dàng làm tổn thương đến tình cảm, quan hệ giữa hai người.

Một khi đã biết cách nói và ứng xử, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Tình cảm yêu thương, sự tôn trọng lẫn nhau sẽ được gìn giữ và phát triển mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, chúng ta nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, đặc biệt trong việc giao tiếp và ứng xử.

Hiếu Nguyễn
Cảm ơn bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo