Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cứng rắn về nguyên tắc mềm dẻo trong sách lược của đảng chính phủ chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng như thế nào trong việc đối phó với Tưởng và tay sai của chúng?

Câu 1) trương cứng rắn về nguyên tắc mềm dẻo trong sách lược của đảng chính phủ chủ tịch hồ chí minh vận dụng như thế nào trong việc đối phó với tưởng và tay sai của chúng?
Câu 2) sách lược của đảng và chính phủ đối với pháp và tưởng trong hai thời kỳ trước và sau 6/3/1946 có gì khác nhau. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
Câu 3) sao cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược diễn ra trước tiên ở các đô thị. Tác dụng của các chiến đấu trong các đô thị?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
685
1
0
Sad girl
17/03/2023 03:05:05
+5đ tặng

Câu 1: Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc:

Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.

Mềm dẻo về sách lược:

+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.
Câu 2: 

Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, đó là:

+ Trước ngày 6 - 3 - 1946, hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.

+ Sau ngày 6 - 3 - 1946, hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc

Sỡ dĩ có sự khác nhau đó vì:

+ Trước ngày 6 - 3 - 1946, ta nhân nhượng với Tưởng để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu

+ Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp, Tưởng kí Hiệp ước Hoa - Pháp vào 28 - 2 - 1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam, không phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.

+ Tình hình đó, đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi nhanh Tưởng ra khỏi miền Bắc.
Câu 3:  

- Khi Pháp tiến quân ra Bắc, chúng sẽ chiếm các đô thị đầu tiên, sau đó mói chiếm các tỉnh khác, thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thằng nhanh”. Nếu cuộc chiến đấu ở các đô thị không thể ngăn cản được sức mạnh của quân thù thì chúng sẽ nhanh chóng mở rộng địa bàn chiếm đóng, tiến đến tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.

- Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhân dân ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chiến đấu rất anh dũng, quân ta đã bao vây, tấn công và tiêu diệt nhiều tên địch.

Tác dụng: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, bảo vệ cơ quan đầu não của ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo