Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Địa lý - Lớp 6
17/03/2023 21:07:23

Cách bảo vệ voọc chà vá chân nâu tránh bị tuyệt chủng

cách bảo vệ voọc chà vá chân nâu tránh bị tuyệt chủng
1 trả lời
Hỏi chi tiết
74
1
0
Tiến Dũng
17/03/2023 21:10:03
+5đ tặng
Hầu như Tiểu khu nào cũng bị xâm hại, một số cánh rừng bị chặt phá nham nhở, ngổn ngang đất đá và lán trại bỏ hoang của công nhân làm đường. Tiếng chặt cây của các tiều phu cộng với tiếng động cơ ô tô, xe máy của các đoàn người du lịch sinh thái xé nát khung cảnh yên bình vốn có của một Khu bảo tồn. “Bình quân mỗi ngày có khoảng 500 khách du lịch tự do lên đây. Riêng vào dịp lễ tết, mỗi ngày lên tới hàng chục nghìn lượt người, nhưng lực lượng Kiểm lâm không được phép can thiệp trừ khi họ có hành động xâm hại” - ông Lê Phước Bảy, Trưởng Trạm Hạt Kiểm lâm Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn thừa nhận.
Lẫn trong các đoàn xe cộ đi du lịch sinh thái, không khó nhận biết “thợ săn” đèo sau xe những chiếc lồng bịt kín, hoặc những người lén lút lên đây khai thác lâm sản phụ trái phép. Tại tuyến đường mới mở phía bắc của bán đảo, chúng tôi bắt gặp bà Nguyễn Thị Dạn ở quận Sơn Trà đang ngồi tránh nắng. Bà thật thà cho biết là hàng ngày vẫn trốn lực lượng Kiểm lâm lên đây khai thác mây, lấy lá Thiên tuế làm vòng hoa và kiếm củi “Vì không làm như vậy thì lấy gì mà ăn!” - bà Dạn nói.
Ngoài những tác động tiêu cực đến sự đa dạng sinh thái của Khu bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà do hoạt động du lịch, mở đường giao thông và săn bắt, khai thác lâm sản trái phép gây ra, Khu bảo tồn này cũng đang đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn của 40 hộ dân “khai hoang lập nghiệp” từ nhiều năm trước, tập trung chủ yếu ở Tiểu khu 62. Hiện không ít hộ đã xây nhà kiên cố và làm kinh tế theo mô hình trang trại. Để tránh những con mắt nhòm ngó, nhà nào cũng “dậu cao rào kín” và trước cổng còn treo thêm tấm biển “Không phận sự miễn vào”?. Đồng thời, sự xâm lấn của giống cây ngoại lai Bìm bìm lên tới 800 ha đang giết dần giết mòn những loài cây bản địa, đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý ở địa phương.
Có phải do những tác động xấu nêu trên đối với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, nên cho dù được các “chuyên gia” thông thạo từng ngóc ngách Voọcvá chân nâu ăn ngủ, trực tiếp dẫn đi quần thảo suốt 2 ngày trời, chúng tôi mới may mắn ngó từ xa bóng dáng mờ tỏ của loài linh trưởng “quý tộc” này tại Tiểu khu Sáo Hai. Rời Khu bảo tồn khi các nhà hàng, khách sạn dưới chân bán đảo bừng sáng lung linh sắc màu mời gọi, nỗi băn khoăn cứ đeo bám chúng tôi suốt đường về. Liệu sự đa dạng sinh học và loài linh trưởng "hiếm có khó tìm"có tồn tại và phát triển được trước sự đô thị hóa, công nghiệp hóa và du lịch hóa đến chóng mặt ở vùng đất này hay không, hay lại giống như câu ca dao buồn của người dân sở tại:
"Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta nhớ bạn nước mắt và lộn cơm
Vẫy vùng như cá trong nơm
Sớm mai thấy bạn, chiều về còn không"? .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo