Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa
cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò
cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
- Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không
đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng
không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
- Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy.
Ốc sên con bật khóc, nói:
- Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất
cũng chẳng che chở chúng ta.
- Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không
dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng
ta.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Biện pháp tu từ cơ bản mà người viết sử dụng trong văn bản trên là gì?
Câu 3: Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?
Câu 4: Em hiểu thế nào về câu nói của Ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào
trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”?
5 Câu5: Em hiểu từ bảo vệ trong câu Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không
bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta nghĩa là gì?
Câu 6: Ý nghĩa hình ảnh cái bình trong lời ốc sên mẹ nói với ốc sên con là gì?
Câu 7: Xét theo mục đích nói, câu: Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái
bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thuộc kiểu câu gì?
Câu 8: Câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp gì?
Câu 9: Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ)
về ý nghĩa của nghị lực sống của con người
Câu 10. “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
974
1
0
Phạm Tú
19/03/2023 23:10:38
+5đ tặng
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là tự sự.
Câu 2: Biện pháp tu từ cơ bản mà người viết sử dụng trong văn bản trên là nhân hóa.
Câu 3: Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì cảm thấy bị bỏ rơi, không có ai che chở cho mình khiến mình tự cảm thấy bất lực.
Câu 4: Câu nói của Ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta” ý nói rằng chúng ta không nên đặt quá nhiều hy vọng vào người khác hay những yếu tố bên ngoài mà phải tin tưởng vào bản thân mình để vượt qua khó khăn.
Câu 5: Trong câu "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta", từ "bảo vệ" mang nghĩa là sự bảo vệ, che chở, bảo vệ khỏi nguy hiểm. Ở đây, ý nghĩa của câu là bầu trời và lòng đất không bảo vệ hay che chở cho ốc sên và mẹ nó, do đó chúng ta phải tự bảo vệ và che chở cho chính bản thân mình.
Câu 6: Hình ảnh cái bình trong lời của ốc sên mẹ nói với ốc sên con thể hiện ý nghĩa về sự chịu đựng, sự kiên trì và sự tự lập của con người. Cái bình ở đây có thể hiểu là sự bảo vệ và tự bảo vệ của bản thân chúng ta trong cuộc sống, không dựa vào ai hay điều kiện bên ngoài.
Câu 7: Câu "Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?" thuộc kiểu câu hỏi nhằm mở đầu cho câu chuyện và giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình huống và suy nghĩ của ốc sên con.
Câu 8: Câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về sự kiên trì, sự tự lập và sự bảo vệ bản thân trong cuộc sống. Bạn có thể đối mặt với những khó khăn và thử thách, nhưng hãy kiên trì và sẵn sàng bảo vệ bản thân mình.
Câu 9: Nghị lực sống của con người là khả năng vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống bằng sự kiên trì, sự tự lập và sự tin tưởng vào bản thân mình. Dù cho chúng ta có gặp bất cứ khó khăn gì, nhưng chỉ cần có nghị lực và quyết tâm, chúng ta vẫn có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu 10:
       Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến "Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc". Khi chúng ta yêu thương và chia sẻ, ta không chỉ giúp đỡ người khác mà còn tạo ra một không gian đầy tình yêu và sự chia sẻ, một môi trường tốt cho tình bạn và sự hợp tác.
       Nếu ta chỉ tập trung vào bản thân mình, chú trọng đến sự giàu có, quyền lực hay danh vọng, ta sẽ bị mất đi một phần trong đời sống của mình. Đó là niềm vui và hạnh phúc. Bởi vì niềm vui và hạnh phúc thực sự đến từ việc ta có thể chia sẻ và yêu thương. Khi ta có thể giúp đỡ người khác, ta cảm thấy hạnh phúc và đó là một niềm vui rất lớn trong cuộc sống.
       Đồng thời, khi ta yêu thương và chia sẻ, ta cũng nhận lại những giá trị tốt đẹp từ người khác. Chính những giá trị đó sẽ giúp ta trưởng thành hơn, sống tốt hơn và đạt được những điều mà ta mong muốn.
      Vì vậy, tôi tin rằng, trong cuộc sống, việc yêu thương và chia sẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa lớn. Nếu chúng ta có thể thực hiện điều này, ta sẽ tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Toi yeu em vailon
19/03/2023 23:17:18
+4đ tặng
xl bn nhé mk chỉ nghĩ đc tới câu 6 thui:(
Câu 1
: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện trên là: Tự sự.
Câu 2: Phép tu từ cơ bản đc người viết sử dụng trong văn bản trên là nhân hóa.

Câu 3: Một câu văn có sử dụng thành phần phụ chú là:

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

Câu 4: Phép liên kết về hình thức trong đoạn trích dưới đây là:

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

Phép liên kết về hình thức:

  • phép lặp - "chị sâu róm", "chị ấy"
  • phép nối: "vì"

Câu 5: "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta." có thể hiểu chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý những gì đang có, không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình.

Câu 6: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là: Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo. Mình có thể thiệt thòi ở đây thì sẽ nhận được may mắn ở chỗ khác và ngược lại. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có. Dựa vào bản thân để vươn lên luôn mang lại cho bản thân cảm giác an toàn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×