Câu 19: Công trình nào sau đây thuộc kiến trúc Phật giáo điển hình ?
A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia).
B. Kinh thành Huế (Việt Nam). D. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam).
Câu 20: Ngoài ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ và Trung Hoa, văn học Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng từ văn học:
A. phương Tây và Nhật Bản. B. Ả Rập và phương Tây.
C. Nhật Bản và Ả Rập. D. Ả Rập và Thổ Nhĩ Kì.
Câu 21: Thế kỉ XI-XII, trên cơ sở tiếp thu một phần chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ viết riêng là
A. chữ Chăm cổ. B. chữ Nôm. C. chữ Khơ-me cổ. D. chữ Mã Lai cổ.
Câu 22: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, nhìn chung các tôn giáo ở đây
A. cùng tồn tại và phát triển hòa hợp. C. phát triển độc lập, đôi lúc có xung đột.
B. cùng tồn tại, phát triển nhưng ít hòa hợp. D. không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài.
Câu 23: Văn học Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh cả về hình thức và nội dung từ văn học
A. Ấn Độ. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Phương Tây.
Câu 24: Thành tựu nổi bật của nền văn minh Đông Nam Á giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII đó là
A. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo. B. sự du nhập của văn hóa phương Tây.
C. sự ra đời và bước đầu phát triển của nhà nước. D. văn học đạt nhiều thành tựu to lớn.
Câu 25: Tác phẩm văn học viết nào của Việt Nam thời phong kiến còn được lưu giữ đến ngày nay?
A. Kim Vân Kiều. B. Đẻ đất, đẻ nước C. Ra-ma-ya-na. D. Truyện Kiều.
Câu 26: Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là:
A. gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp.
B. cầu sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa.
C. lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông.
D. ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét.
Câu 27: Ngày nay ở Đông Nam Á, quốc gia nào được xem là quốc gia Hồi giáo lớn nhất?
A. Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a. C. Phi-lip-pin. D. Mi-an-ma.
Câu 28: “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Ngày giỗ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào?
A. Phật giáo. B. Tín ngưỡng thờ thần.
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. D. Hin-đu giáo.
Câu 29: Ngày nay, chuyến hải trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” là một hoạt động thường niên được tổ chức nhằm
A. giúp các bạn trẻ tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á.
B. thu hút thanh niên Đông Nam Á tìm hiểu, khám phá về lịch sử, văn hóa nhân loại.
C. giúp thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản trải nghiệm chuyến hành trình trên biển.
D. hỗ trợ thanh niên chia sẻ những giá trị trường tồn của văn hóa Nhật Bản đến thế giới.
Câu 30: Ý nào sau đây là nguy cơ của nền văn minh Đông Nam Á trước xu thế toàn cầu hóa của nhân loại hiện nay?
A. Phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn. B. Tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực.
C. Đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc. D. Học hỏi được những tiến bộ kĩ thuật bên ngoài.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |