Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra một số cách dùng từ mượn trong đời sống mà em cho là chưa phù hợp

Bài 2, bài 4
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.960
6
0
ɭεɠεռɖ-ɷɑɠռεŧσ
02/09/2018 19:49:41
Bài 1:
a, Tiếng cười : sằng sặc, hô hố, ha hả, ra rả, ...
b, Tiếng nói : lí nhí, nhi nhí, khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, làu bàu, ...
c, Dáng điệu : lừ đừ, lả lướt, đỏng đảnh, nghênh ngang, ngông nghênh, ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
0
ɭεɠεռɖ-ɷɑɠռεŧσ
02/09/2018 19:53:17
Bài 2: Một số ví dụ trong đời sống
Nhi đồng đang vui chơi ngoài sân
Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần quà
=> Những trường hợp trên là dùng từ mượn chưa phù hợp
2
1
ɭεɠεռɖ-ɷɑɠռεŧσ
02/09/2018 19:54:46
Bài 4:
Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.

Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.

Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ở công sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.me con thich den cac le hoi : tiet thanh minh , tiet doan ngo....

Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.

Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.

​3 từ mượn là :
+ Họa : vẽ
+ Tứ tuần : bốn mươi tuổi - mượn chữ Hán
+ Tiết Thanh minh, tiết đoan ngọ : các ngày lễ
2
0
ɭεɠεռɖ-ɷɑɠռεŧσ
02/09/2018 20:13:32
Bài 3: Bài bị tô đen ở đầu
Em có một kỉ niệm sâu sắc với thầy Thanh, chủ nhiệm của em hồi lớp 5. Em không bao giờ quên kỉ niệm ấy, nó nhắc em tình thầy nghĩa bạn, những tình cảm tốt đẹp đẽ của tuổi thơ.
Hồi ấy em là một học sinh nghịch ngợm, ít vâng lời thầy. Chẳng hạn, giờ ra chơi, em đem vở bạn này bỏ vào cặp bạn kia. Trong một lần đi xem văn nghệ ở trường, em giấu dép của một cô giáo. Nhà trường cấm đốt pháo trong trường (dạo ấy nhà nước chưa cấm pháo) thì trong cặp em vào mấy tháng Tết lúc nào cũng có đủ các loại pháo. Thỉnh thoáng em ném vào chỗ bất ngờ, làm mọi người giật mình. Vì những việc ấy mà thầy chủ nhiệm lớp em, thầy Thanh thường gặp em, nhắc em, thậm chí phê bình, nêu tên em, gặp cả bố mẹ em để lưu ý. Em cảm thấy như thầy thành kiến với em, luôn để mắt tới em, khiến em không thoải mái.
Nhưng một lần lớp em được phân công đi trồng cây ở bãi ven sông xa thành phố, nơi có dòng sông sâu chảy xiết. Thầy chủ nhiệm nhắc nhở cả lớp: Chỉ được xuống bến rửa chân tay, chứ không được bơi lội, giữa dòng nguy hiểm.
Hôm ấy, trồng cây buổi sáng xong, em xuống bến rửa chân tay. Nhìn dòng nước trôi, em sinh ra tò mò. Trời lại nóng. Em nghĩ tắm ven bờ chắc không sao, phải thử một cái mới được. Trưa ấy, khi mọi người nằm, ngồi dưới mấy gốc cây nghỉ ngơi, em lặng lẽ rủ một bạn ra bờ sông. Bạn ấy không dám. Em bảo: "Sợ à? Nhìn tớ đây!". Rồi bị kích thích bởi sự hăng hái của chính mình, em bắt đầu cởi áo xuống nước. Lúc đầu ở ven bờ nước không chảy xiết, không sao. Nhưng lòng sông dốc. Em bất ngờ trượt chân và lập tức bị cuốn ra xa, càng vùng vẫy, càng xa bờ. Bạn em vội kêu to: "Có người chết đuối! Có người chết đuối!". Còn em, mới bơi được một lúc đã thấy đuối sức, vừa hoảng sợ, vừa chới với, cảm thấy mình chìm dần... Sau đó, các bạn em kể lại. Khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội chạy tới. Chung quanh vắng ngắt không có đò giang gì, chỉ thấy em đang chới với giữa dòng nước. Thầy vội vàng lao ra, bơi về phía em. Thầy khéo léo túm tóc em rồi dìu vào. Nước trôi nhanh quá. Phải cách bến mấy trăm mét mới đưa em vào bờ được. Thầy nhanh chóng dốc ngược em cho nước thoát ra rồi làm hô hấp cho em thở đều. Mọi người lúc ấy xúm đến và đưa em lên bờ.
Mọi người nói. May là thầy Thanh là một người thích thể thao, biết bơi lội. Nếu không thì việc làm vô kỉ luật ấy của em đã gây ra hậu quả to lớn.
Sau lần ấy, nhà trường đã phê bình và nhắc nhở em. Nhưng em thấy việc nhắc tên ấy lại quá nhẹ nhàng. Lỗi của em đáng phải xử nặng hơn mới phải. Nhất là sau đợt ấy, thầy Thanh lại phải ốm một thời gian.
Đã mấy năm trôi qua, nhưng em không khi nào quên được tấm gương quên mình cứu trò của thầy chủ nhiệm. Em hiểu ra sự nghịch ngợm của chúng em gây thêm khó khăn cho thầy cô. Em thấy hối hận và tự nhiên thấy kính trọng thầy cô, kính trọng các qui định của nhà trường.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/09/2018 07:16:49
Bài 1:
Từ láy tiếng cười: khúc khích, khà khà, sằng sặc, khanh khách, ha hả, hềnh hệch, ...
Từ láy tả giọng nói: ồm ồm, khàn khàn, nhỏ nhẻ, léo nhéo, lè nhè, ...
Từ láy tả dáng điệu: lom khom, lừ đừ, lả lướt, khệnh khạng, ngông nghênh, nghênh ngang, khúm núm, ..
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/09/2018 11:20:56
Bài 3:
Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã đã được hơn một năm. Hôm nay em mới có dịp về thăm quê. Vừa lên xe, em đã nhận ra cô Nga, cô giáo chủ nhiệm lớp năm của em. Em khoanh tay lễ phép chào cô. Cô mỉm cười kéo tay em ngồi xuống ghế bên cạnh. Cô ân cần hỏi thăm tình hình học tập và sinh hoạt của em. Gặp cô em mừng lắm, bao nhiêu kỉ.

Hồi ấy, quê em nghèo lắm. Đường làng lồi lõm, quanh co. Sau mỗi cơn mưa đất nhão thành bùn dính hết vào chân, đi lại rất khó khăn. Mọi người trong làng làm việc quần quật suốt ngày ngoài đồng, quanh năm vất vả. Trẻ em phải phụ giúp cha mẹ, những việc lặt vặt trong nhà như dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa chén…

Sáng sáng em đi học cùng bạn Lâm. Nhà bạn ấy cách nhà em một xóm. Hôm ấy, chờ mãi không tới Lâm đến rủ, em đành đi đến trường một mình. suốt ngày mưa phùn lây rây, không khí ướt và lạnh. Bầu trời xám xịt, mặt trời bị che khuất sau những đám mây dày sũng nước. Đến lớp em thấy bạn nào cũng co ro vì lạnh, chân tay, quần áo lem nhem bùn đất. Cô Nga nhìn chúng em với đôi mắt ái ngại và thương cảm. Cô khen chúng em chịu khó và chăm học, rồi cô bắt đầu giảng bài như thường lệ. Chúng em chăm chú nghe, quên cả trời đất đang mưa lạnh.niệm đẹp về cô lại trỗi dậy trong kí ức của em.

Giờ ra chơi, các bạn ùa nhau ra hành lang, túm năm tụm ba chuyện trò vui vẻ. Em nhớ Lâm và định bụng tan học sẽ đến thăm xem bạn ấy vì sao nghỉ học. Buổi trưa ăn cơm xong, nghĩ tới đoạn đường đến nhà Lâm em ngại quá. Em chui tọt vào chăn và ngủ quên mất. Mãi đến tối, lấy hết can đảm em dấn bước trên con đường trơn trượt để đến nhà Lâm. Em ngạc nhiên khi thấy, bên ngọn đèn dầu cô Nga đang hướng dẫn Lâm làm bài tập toán. Lâm quàng chiếc khăn kín cổ, mặt đỏ bừng như người đang sốt. Nhìn cảnh ấy lòng em xao xuyến. Em thương Lâm và cô bao nhiêu thì lại trách mình bấy nhiêu. Lẽ ra, khi tan học em phải tới với Lâm ngay để giúp bạn ấy chép bài, làm bài mới đúng. Em thật có lỗi! Dường như nhận ra vẻ bối rối của em, cô Nga tươi cười bảo: “Đạt tới thăm Lâm đấy ư? Tốt lắm! Cô và hai em cùng giải mấy bài toán khó này nhé!” Thế rồi cô lại hướng dẫn cặn kẽ cho đến khi Lâm tự làm được bài. Mẹ Lâm nói với em: “Hôm qua, Lâm ra đồng giúp bác nhổ cỏ lúa suốt buổi chiều nên bị cảm. Đêm nó sốt cao quá nên sáng nay phải nghỉ học. Nó mong cháu mãi đấy!”. Nghe bác nói em càng ân hận, trách mình sao quá vô tâm.

Chín giờ khuya, cô cùng em trở về trên con đường lầy lội. Cô dặn em: “Nếu mai Lâm chưa đi học thì Đạt tới chép bài cho Lâm nhé! Bạn bè phải giúp đỡ nhau lúc khó khăn em ạ!”. Em tần ngần đứng nhìn theo ánh đèn trong tay cô xa dần mà lòng dâng lên niềm kính phục và quí mến cô vô hạn. Hơn một năm sống trong ngôi trường mới, em luôn nhớ tới những tháng ngày thơ ấu dưới mái trường làng với bao kỉ niệm khó quên về thầy cô, bạn bè thân yêu – mái trường nơi quê nghèo nhưng ấm áp tình người.
5
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/09/2018 11:32:27
Bài 4:
Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất. Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: "Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau." Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: "Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm." Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.
Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.
Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.
Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?
Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,... Những câu truyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên bào chúng tôi.
Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:
- Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!
Tôi ngậm ngùi nói:
- Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.
Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.
Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự nhủ phải học thật giỏi, thật ngoan để bà có thể tự hào về cô cháu gái tươi vui, hồn nhiên, trong sáng của bà.
* Từ mượn: hạc, thiêng liêng, khuyên bảo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×