Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.
- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20 – 300C. Nhiệt độ trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.
+ Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước...
+ Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.
- Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau
+ Động vật vùng lạnh có lông dày hơn, kích thước lớn hơn so với thú sống ở vùng nóng.
+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè…
+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 900C. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 270C.
- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người.
- Về ảnh hưởng của ánh sáng :
+ Ánh sáng mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng để sưởi ấm Trái Đất và là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật vì : cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho động vật và con người.
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh vật, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản cũng như sự phân bố của sinh vật.
Ví dụ : Thực vật có tính hướng sáng, ngọn và thân cây có xu hướng vươn lên về phía ánh sáng ; cây mọc trong rừng thường có thân cao, ít cành và cành tập trung ở phần ngọn, còn những cây mọc ở nơi trống vắng, nhiéu sáng thì cây thấp, nhiều cành và tán rộng.
Ánh sáng giúp cho động vật nhận biết các vật và giúp chúng di chuyển trong không gian, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban đêm nhưng ngược lại, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban ngày...
+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng mà thực vật được chia làm 2 nhóm : nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. Hai nhóm cây này khác nhau về các đặc điểm như chiều cao thân, chiều rộng tán lá, độ lớn phiến lá, số lượng cành...
Động vật cũng được chia làm hai nhóm : nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối. Hai nhóm này thích nghi với những điều kiện chiếu sáng khác nhau. Vì vậy một nhóm gồm những động vật hoạt động vào ban ngàv và nhóm kia gồm những động vật ưa hoạt động vào ban đêm hoặc sống trong hang, trong đất hay ở những vùng nước sâu.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |