Năm 1897, Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam. Để phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác, Đume thực hiện chính sách “chia để trị”, tìm mọi cách chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam hòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị.
? Theo đó, Việt Nam được chia thành 3 "kì", với 3 chế độ chính trị khác nhau:
? Nam Kì là thuộc địa, nằm dưới sự cai trị trực tiếp của Pháp và dưới quyền Thống đốc Nam Kì người Pháp.
? Trung Kì là xứ bảo hộ với chính quyền chính trên danh nghĩa là triều đình vua Nguyễn, đồng thời chịu sự kiểm soát của Khâm sứ Trung Kì.
? Bắc Kì cũng là xứ nửa bảo hộ, nhưng với hệ thống chính quyền độc lập với Trung Kì, đứng đầu là Thống sứ Bắc kì.
? Theo đó, Pháp đã đặt ra chính sách cai trị riêng cho 3 kì. Nam kì là xứ thuộc địa nên được đầu tư mạnh về cả cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị, phát triển giáo dục, “không khí xã hội” thoải mái hơn. Đây là những điều mà Trung Kì và Bắc Kì không được hưởng. Xứ Bắc kì, chính sách cai trị vô cùng hà khắc, bóc lột vô cùng nặng nề. Trung kì, không chỉ chịu sự bóc lột của Pháp mà cả triều đình Huế.
? Từ những khác biệt trong hơn 60 năm Pháp thuộc, đã tạo nên tâm lý định kiến trong người dân 3 kì, sự định kiến đó kéo dài đến một bộ phận dân cư ngày nay.