Lĩnh vựcThành tựu
Kinh tế
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo và được các triều đại quan tâm.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Chính trị- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xây dựng và phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lê Thánh Tông.
Tư tưởng, tôn giáo
- Tư tưởng: dân tộc và thân dân.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tín ngưỡng này tạo nên tinh thần cởi mở, hòa đông tôn giáo của người Việt.
- Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo có điều kiện phát triển ở Việt Nam ở từng thời kì
Giáo dục và văn học
- Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt.
- Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học dân gian tiếp tục phát triển.
Khoa học
- Sử học: đã hình thành nên các cơ quan chép sử của nhà nước được gọi là Quốc sử, nhiều bộ sử được biên soạn.
- Địa lý học: công trình như Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ sách, Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí,…
- Toán học: tác phẩm như Lập thành toán pháp, Toán pháp đại thành, Khải minh toán học,…
- Khoa học quân sự: có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều phát minh như súng đại bác, thuyền chiến có pháo. Tư tưởng quân sự cũng được xây dựng và hoàn thiện.
-Y học: bộ sách Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư, Hải Thương y tông tâm lĩnh,…Có nhiều danh y như Nguyễn Bá Tĩnh, Lê Hữu Trác,…
Nghệ thuật
- Âm nhạc:
+ Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm,…
+ Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc thể.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm đã trở thành truyền thống chung của các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần.
+ Điêu khắc trên đá, trên gốm rất độc đáo, mang đậm đà bản sắc dân tộc và có sự tiếp thu nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa.