LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích người mẹ trong ''chuyện tô phở''

Viết bài văn phân tích người mẹ trong ''chuyện tô phở''
                                          Chuyện tô phở
Chị nhấc thằng Bi xuống chiếc Vespa, dẫn vào quán phở trước mặt chợ. Chị gọi cho con tô phở đặc biệt trị giá bằng mấy ổ bánh mì của những công nhân ở xí nghiệp may đầu ngõ nhà chị. Thằng Bi nhìn tô phở ngao ngán:

- Con không ăn hết đâu, mẹ gọi tô nhỏ hơn đi.

Chị lắc đầu quả quyết:

- Con phải ăn cho thật nhiều vào mới khỏe. Ăn tới đâu hay tới đó, không hết thì bỏ, tiếc gì!

- Nhưng bà nội nói ăn phung phí là mang tội. Bữa trước bà dẫn con đi chùa, sư thầy cũng nói thế.

Chị gạt đi:

- Không lôi thôi gì hết! Mẹ nói sao thì nghe vậy!

Bỗng mắt thằng Bi dừng lại ở thằng nhóc bán vé số trạc tuổi mình đang mời khách ở bàn kế bên. Nó nói với mẹ:

- Hay mẹ sớt nửa tô phở của con cho bạn này đi. Chắc là bạn ấy đói lắm. Mà con cũng không ăn hết đâu.

Chị trợn mắt nhìn con:

- Thôi đừng nhiều chuyện nữa. Ăn nhanh lên còn đi học!

Thằng Bi cố nuốt, nhưng cũng như mọi khi, tô phở chỉ hết một nửa. Bàn kế bên, thằng bé bán vé số nhìn nửa tô phở còn lại bị chị phụ quán đổ vào cái xô đựng phở thừa, cặp mắt nó tiếc rẻ. Nó nuốt nước bọt, chân bước nhanh ra khỏi quán.

Bỗng thằng bạn cùng hội vé số chạy lại chìa cho nó một gói xôi nhỏ:

- Cho mày nè. Dì Năm ve chai cho tao một gói, tao ăn nửa thôi, để dành mày một nửa.

Chị vừa bước ra quán phở, nghe thấy, mặt bỗng đỏ bừng.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
941
3
0
Kly
16/04/2023 21:20:37
+5đ tặng

 “Chuyện tô phở” một câu chuyện ngắn và nhân vật người mẹ cậu bé Bi. Song song với nhân vật cậu bé Bi hồn nhiên, ấm áp là hình ảnh của người mẹ có cách dạy con không phù hợp, độc đoán, tượng trưng cho tầng lớp giàu có nhưng thờ ơ và vô cảm với những người nghèo khổ trong xã hội. Tuy chỉ được khắc họa qua một vài nét qua ngôn ngữ, hành động người đọc cũng có những ấn tượng đậm nét về nhân vật.

      Trước hết nhân vật người mẹ được đặt trong một tình huống truyện đặc biệt, đó là khi người mẹ đưa đứa con trai vào trong quán ăn. Mẹ gọi một tô phở thật to và giục con ăn cho nhanh hết, đứa con có nói với mẹ về chuyện nhiều quá, ăn không hết sẽ lãng phí đồ ăn nhưng mẹ gạt đi và bảo rằng: ăn không hết thì bỏ; thế rồi có một đứa trẻ bán vé số đứng bên cạnh, trông nó đói khổ và ao ước được ăn tô phở ấy vào lòng biết chừng nào. Trong khi đứa con tỏ ý muốn nhường nửa tô phở mình ăn không hết cho đứa bán vé số đáng thương ấy thì người mẹ lại mắng là lo nhiều chuyện không phải việc của mình. Câu chuyện tưởng đã kết thúc ở đó nhưng lại được đẩy đến cao trào bằng một tình huống rất bất ngờ: Một lát sau có một đứa trẻ bán vé số khác chạy đến, nó chia cho thằng bé một nửa gói xôi, do nó ăn không hết nên để dành cho bạn. Người mẹ chứng kiến cảnh ấy vội bước ra ngoài phố với gương mặt đỏ bừng. Lúc này chị mới nhận ra rằng mình thật phung phí đồ ăn và vô cảm trước bất hạnh của những người khác.

      Tình huống truyện không quá nhiều kịch tính, bất ngờ mà là một tình huống rất đời thường, có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống. Cái tài của nhà văn là khai thác được những tình huống tưởng chừng như rất bình thường ấy để soi chiếu hành vi, tính cách của nhân vật. Nhờ vậy người đọc có thế hình dung rõ ràng về nhân vật người mẹ với những nét phẩm chất không mấy tốt đẹp.

      Trước hết đó là một người phụ nữ giàu có nhưng vô cùng lãng phí đồ ăn, sống không biết tiết kiệm. Bằng chứng là chị ấy đưa con đi học bằng chiếc xe máy đắt tiền. Mua tô phở cho con ăn bằng cả mấy ổ bánh mì của những người lao động nghèo khổ nhưng lại thường xuyên đổ đi rất lãng phí.

  •  
  •  
  •  
  •  


 

      Người mẹ ấy còn có cách chăm sóc con độc đoán, áp đặt và không hề lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con. Mong con ăn nhiều cho khỏe là không sai tuy nhiên người mẹ đã chăm sóc con theo cách áp đặt, bắt buộc con phải làm theo ý mình dù điều đó là không đúng, không phù hợp với con. Khi con đã nói là sẽ không thể ăn hết nhưng người mẹ vẫn ép con phải ăn và gạt phắt những tư tưởng quan điểm của con về căn bệnh lãng phí đồ ăn “ăn nhanh đi để còn đi học” nét tính cách này chúng ta dễ dàng bắt gặp ở trong cuộc sống ngoài đời, với rất nhiều người cũng phung phí đồ ăn như vậy. Cách sống như vậy có thể gây ra những hệ luỵ xấu đến cuộc sống sau này.

      Người mẹ ấy rất giàu sang, có thể  không thiếu thốn thứ gì nhưng lại lạnh lùng, vô cảm trước sự khó khăn bất hạnh của những người xung quanh, thứ mà chị ấy thiếu nhất lúc này chính là tình thương với những người khốn khổ, với đứa trẻ đói rách. Khi không thể ăn hết tô phở đứa con có ý nhường phần còn lại cho bạn bán vé số trạc tuổi mình thì người mẹ gạt phắt đi một cách lạnh lùng vô cảm “thôi đừng nhiều chuyện nữa, ăn nhanh còn đi học”. Người mẹ ấy còn lạnh lùng để chị bán hàng đổ nửa tô phở của con vào thùng rác trước sự thèm thuồng của đứa trẻ bán vé số. Phải đến khi chứng kiến những đứa trẻ tuy đói rách, thiếu thốn nhưng luôn biết san sẻ niềm vui, hạnh phúc với nhau, chia nhau từng nửa gói xôi, nửa cái bánh mì thì người mẹ ấy mới thấy được sự thiển cận, hẹp hòi và vô cảm của mình. Và đúng lúc đó phải chăng nhân vật đã có được sự thức tỉnh, nhận ra những sự thiếu sót của mình “mặt bỗng đỏ bừng”. Có lẽ đây chính là lúc mà người phụ nữ ấy sẽ thay đổi hoàn toàn để trở thành một người sống có trách nhiệm, có tình thương trong xã hội.

      Xây dựng nhân vật người mẹ tác giả không tập trung khai thác các chi tiết miêu tả ngoại hình hoặc diễn biến nội tâm phức tạp mà đặt nhân vật vào một tình huống cụ thể, kết hợp với một số ngôn ngữ đối thoại để từ đó làm nổi bật đặc điểm, tính cách của nhân vật.  Nhân vật người mẹ vừa có đặc điểm riêng vừa có nét chung điển hình của những người giàu có lãng phí và vô cảm trong xã hội. Đồng thời qua việc xây dựng nhân vật người mẹ nhà văn cũng nhắc khẽ người đọc phải biết tiết kiệm, không lãng phí quá mức và quan tâm đến những người có điều kiện khó khăn; làm cha làm mẹ cũng cần lắng nghe ý kiến của con, không nên áp đặt con một cách máy móc.

      Hình ảnh người phụ nữ trong chuyện tô phở đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Nhân vật giúp mỗi người trong chúng ta nhận ra những thiếu sót của mình để điều chỉnh, sửa chữa và ngày càng hoàn thiện bản thân. Đúng như một nhà phê bình đã từng nói văn chương có tác động thức tỉnh tâm hồn con người, và nhờ việc xây dựng nhân vật người mẹ, cậu bé Bi mỗi chúng ta hẳn đều muốn vươn đến cái đẹp trong nhân cách để xã hội được tốt đẹp, “người hơn” và đời hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư