a. Lập dàn ý:
1. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
2, Thân bài:
Giải:
- Những mong muốn của học sinh đó là những điều giấu kín trong lòng của mỗi học sinh suy nghĩ về cách giảng dạy, về bài giảng của thầy cô mình
- Đây là cách tỏ suy nghĩa, ước muốn của mình trong học tập với giáo viên
- Đây cũng là cách giáo viên thêm hiểu học sinh mình cần gì và mong muốn điều gì trong hoc tập
Bình:
- Những mong ước, nguyện vọng mà chúng ta bày tỏ với thấy cô cũng là một các rút ngắn khoảng cách thầy cô- học sinh, giúp thầy cô hiểu được những mong muốn của học sinh mình từ đó tìm ra cách giảng dạy đúng, phù hợp với từng lứa học trò.
- Hiểu được học sinh cần gì, giáo viên có thể chủ động trong bài giảng, giúp đỡ các em trong học tập, tiếp thu bài tốt.
- Đưa ra lời khuyên đúng đắn cho học sinh để học sinh học tập rèn luyện tốt hơn.
Luận:
Cụ thể, đó có thể là những mong ước:
- Mong thầy cô gần gũi, quan tâm học sinh hơn
- Mong thầy cô cảm thông với hoàn cảnh gia đình
- Mong muốn được học tập, phấn đấu, tương lai phân vân không biết lựa chọn như thế nào cần thầy cô tư vấn
- Mong thầy cô truyền cho em tinh thần khoa học, thái độ dũng cảm
- Bài giảng XXX của thầy cô chưa có sự lôi cuốn, học sinh dễ buồn ngủ
- ...
Thái độ tích cực với học sinh của thầy cô được rút ra:
- Khó tính nhưng đừng cáu gắt,
- Hiền nhưng không khoang dung cho những việc làm trái với đạo đức của học sinh.
- Theo dõi sát sao từ phía thầy cô về việc học tập của chính học sinh mình
- Hiểu tâm lí của học sinh.
Rút:
- Cần tỏ chức những buổi tọa đàm hoặc phiếu chia sẻ cá nhân từ phía học sinh- thầy cô để có thể có môi trường giảo dục hoàn thiện và tốt nhất.
3. Kết bài: Khẳng định lạ vấn đề một lần nữa.