Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng biệt về đặc điểm của âm nhạc dân tộc mình, như hát giao duyên đối đáp, hát đồng dao; hát Then của người Tày, Nùng, Thái; Mo của người Mường; hát tang ca, hát ống của người Mông; múa chiêng, trống của người Mông, Dao; đàn tính của người Tày, Thái; cồng chiêng của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên…
Thế nhưng, nhìn vào thực tế ở một phương diện khác, thì các loại hình âm nhạc đặc sắc như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, hát Xoan dù đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng hiện vẫn không có nhiều người xem, hoặc muốn có người xem thì phải “sân khấu hóa”, tức là hát có micro và có nhạc đệm, thậm chí cả đàn organ hiện đại.
Do tính đặc trưng của không gian diễn xướng nên việc tiếp cận khán giả của các loại hình âm nhạc này gặp không ít khó khăn, đặc biệt là công chúng trẻ tuổi. Hơn nữa, nguyên nhân khách quan, là do sự hội nhập văn hóa toàn cầu khiến đất sống của âm nhạc truyền thống đang có nguy cơ bị thu hẹp. Thực trạng đáng lo là ở một số dân tộc, người trẻ còn không biết, không dùng ngôn ngữ của đồng bào mình nữa thì lĩnh vực âm nhạc liệu sẽ được “chăm sóc” kiểu gì?
Đây là một nỗi lo có cơ sở, khi công chúng luôn trong tình trạng “bội thực” giải trí, ngày càng nhiều các loại hình âm nhạc mới du nhập từ nước ngoài, trong khi âm nhạc truyền thống luôn bị dán nhãn “cổ”, chỉ dành cho những lớp khán giả cũ. Lớp nghệ nhân thì già đi mà khó tìm được người tâm huyết để trao truyền.
GS Hoàng Chương, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc chia sẻ: “Để âm nhạc dân tộc đến gần công chúng, thời gian qua, nhiều loại hình nghệ thuật đã có những cách làm mới để hút khán giả, nhưng vấn đề là chúng vô tình lại làm mờ dần bản sắc dân tộc. Chẳng hạn, hát quan họ thì hát theo đĩa, hát xẩm thì lại minh họa bằng… múa lửa; đánh cồng chiêng thì minh họa bằng làm xiếc, ảo thuật”.
Chẳng hạn, chuyện 10 nghệ sĩ quan họ được mời đến Bình Định hát nhân ngày giỗ lần thứ 220 của Hoàng đế Quang Trung đều hát nhép theo đĩa, lồ lộ ai cũng thấy và khi diễn lớp “Bà Chúa thượng ngàn” thì họ hát đồng ca và múa… lửa.
Dù rằng, chúng ta đều biết, trong nền âm nhạc ngày nay, các thể loại âm nhạc dân tộc cũng khó bảo tồn một cách nguyên vẹn, bởi sự thay đổi của xã hội. Bản thân mỗi thể loại âm nhạc, làn điệu âm nhạc cũng luôn thay đổi theo không gian (dù trong cùng thời gian) và thay đổi theo thời gian (dù ở ngay trong một địa phương).
Thế nhưng, chúng ta vẫn loay hoay giữa câu chuyện bảo tồn và cách tân. Làm mới thế nào, thay đổi ra sao, cho đúng hướng? Di sản của hàng trăm thế hệ nghệ nhân trong nhiều thế kỷ qua dễ bị sáng tạo méo mó. Làm gì để giữ được cái gốc và được khán giả đón nhận, chứ không phải mang đi giới thiệu, giao lưu là một câu chuyện dài không chỉ của ngành Văn hoá.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liêm, PGS. TS. Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cho rằng, bước đầu tiên của “con đường bảo tồn” là từ công việc sưu tầm – nghiên cứu. Sưu tầm, ghi lại, giữ lại âm thanh của mỗi làn điệu, câu hát một cách nhanh chóng; bởi đã có nhiều thể loại âm nhạc đã và đang trở thành “di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”. Tuy nhiên, phải tiếp tục thực hiện “bảo tồn mở” bằng nghiên cứu, giới thiệu, giảng giải để có nhiều người hiểu, đào tạo người nghe để có người theo học nghề và làm nghề,…
Một trong những giải pháp được đánh giá cao là, đưa âm nhạc vào môi trường giáo dục, khi học sinh, sinh viên hiểu được cái hay, cái đẹp của âm nhạc dân tộc, sẽ không bao giờ có chuyện lãng quên.
Nhận diện được nguy cơ mai một của âm nhạc dân tộc, không chỉ cần sự vào cuộc gìn giữ từ người dân mà còn cần sự nhìn nhận đúng đắn về phương cách bảo tồn từ phía chính quyền, các ngành hữu quan.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |