Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Về cơ bản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự cơ chế hoạt động của một máy chụp ảnh. Cấu tạo của mắt có hệ thấu kính bao gồm giác mạc, thủy tinh thể.
Đầu tiên, ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây các tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não bộ thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để chúng ta nhìn thấy một vật, một sự việc nào đó.
Nếu như đối với máy ảnh, chúng ta thường phải điều chỉnh tiêu cự thấu kính và mức độ ánh sáng, phải lau chùi và bảo dưỡng khi ống kính bị bẩn thì trên thực tế, mắt chúng ta đã thực hiện những chức năng đó hoàn toàn tự động. Thông qua thay đổi độ cong thủy tinh thể, độ co giãn của mồng mắt, kích thước của đồng tử,...từ đó điều khiển tiêu cự, cường độ chùm sáng đi vào.
Bên cạnh đó, để mắt liên tục điều tiết chống khô rát, các tuyến lệ chính và phụ luôn hoạt động để bôi trơn giác mạc. Đây là một cơ chế vệ sinh hoàn toàn tự nhiên của cơ thể giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân khói, bụi, nhiễm khuẩn...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |