LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những điểm mới của Nguyễn Tất Thành trong khi ra đi tìm đường cứu nước

Những điểm mới của Nguyễn Tất Thành trong khi ra đi tìm đường cứu nước 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
83
3
1
Bảo Yến
12/05/2023 19:25:06
+5đ tặng
Điểm thứ nhất là, trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) đã tìm hiểu sâu sắc các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Người đề cao những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nhưng Người cũng nhận thức rõ và phê phán bản chất không triệt để của các cuộc cách mạng tư sản. Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân.

Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Đây là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc khẳng định một cách dứt khoát rằng: Con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.

Điểm khác nhau thứ hai là mục đích của cuộc ra đi. Nếu như phần lớn những người Việt Nam xuất dương lúc bấy giờ là để tìm sự giúp đỡ của bên ngoài, cầu ngoại viện để đánh Pháp, thì Nguyễn Ái Quốc ra đi là để tìm con đường, cách thức (phương pháp) đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào. Người nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.

Điểm thứ ba là hướng đi. Nguyễn Tất Thành đi sang Pháp. “Các lý do hấp dẫn đưa Người đến nước Pháp là những truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền văn minh của chính quốc mà Người được nghe, biết và sự tàn bạo của bọn thực dân ở thuộc địa mà Người đã chứng kiến...Năm 1923, tại Mátxcơva khi trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên tạp chí Ngọn lửa nhỏ, Người đã giải thích quyết định ra đi của mình như sau: Vào trạc tuổi 13 lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái – đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp”. Đi sang Pháp tìm hiểu tận gốc kẻ thù đang áp bức nô dịch đất nước mình, để từ đó có phương pháp và vũ khí phù hợp đánh đuổi chúng, phải chăng đây cũng là một lý do quyết định hướng đi của Người.

Điểm thứ tư là cách đi. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, có một người bạn đã hỏi Nguyễn Tất Thành: Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? Nguyễn Tất Thành “vừa nói vừa giơ hai bàn tay - chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”. Và, từ việc làm phụ bếp trên con tàu Pháp của hãng “Vận tải hợp nhất”, đến cào tuyết trong một trường học, đốt lò, làm vườn, làm thợ rửa ảnh... Nguyễn Tất Thành đã hòa mình, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động, hiểu được nỗi thống khổ, hiểu được nguyện vọng và ý chí, năng lực của họ và đồng cảm với họ. Và như thế, trên cuộc hành trình của mình với sự lăn lộn trong cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân các nước, với tầm hiểu biết rộng lớn và vốn thực tiễn sâu sắc, phong phú, Nguyễn Tất Thành đã nhận thức về thế giới và thời đại theo một lập trường và quan điểm mới so với các nhà yêu nước đương thời. Đó là nhận điện đúng đắn kẻ thù chung của cách mạng thế giới - chủ nghĩa thực dân đế quốc; nhận thức đúng đắn về lực lượng cơ bản của cách mạng thế giới - nhân dân lao động.

Điểm thứ năm là, trong giai đoạn 1911 - 1920, Nguyễn Tất Thành đã đi đến nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu, khảo sát: “Anh đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước, là một trong những nhà chính trị đã đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất về thực tế các thuộc địa cũng như các nước tư bản đế quốc chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỷ XX...”. Nguyễn Tất Thành đặc biệt quan tâm, tìm hiểu, khảo sát cuộc Cách mạng Tháng Mười; liên hệ giữa cách mạng Nga năm 1917 với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam...Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.

Mặc dù Bản yêu sách tám điểm của Người với bút danh Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị hòa bình ở Véc xây - Pháp (1919) không được xem xét nhưng “Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một quả bom làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam coi đó là tiếng sấm mùa xuân... độ ấy người mình ở Pháp gặp nhau đều nói độc lập, tự quyết, đều nói đến Nguyễn Ái Quốc. Chính cái tên Nguyễn Ái Quốc, bản thân nó có sức hấp dẫn kỳ lạ”. Qua đây, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc; muốn được giải phóng các dân tộc thuộc địa không có con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh; và các dân tộc chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình, vào chính thực lực của bản nhân dân mình.

Bằng hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua tầm nhìn hạn chế, ảo tưởng mong chờ sự giúp đỡ của các chính phủ đế quốc đã từng tồn tại ở một số nhà yêu nước khác cùng thời. Nguyễn Ái Quốc nhận rõ, trong thế giới chỉ có “một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”.

Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’ Humanité, Người nhận ra: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy trong Luận cương của Lê nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam; lời giải đáp về vấn đề dân tộc thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới - mối quan hệ giữa yếu tố sức mạnh dân tộc với sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế. Người nhận thức được rằng: “Không có một sức mạnh thống nhất của cả nước, không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài, công cuộc vận động giải phóng khó mà thành công được”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đức Anh Trần
12/05/2023 19:25:50
+4đ tặng
Nguyễn Tất Thành là tên thật của Bác Hồ, người được coi là người sáng lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trước khi trở thành Bác Hồ, ông đã trải qua nhiều giai đoạn trong cuộc đời và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã có những điểm mới đáng kể, bao gồm:

1. Sự tập trung vào việc xây dựng đảng lãnh đạo cách mạng: Nguyễn Tất Thành đã thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một đảng chính trị lãnh đạo cách mạng, và ông đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Sự đổi mới về chiến lược và chiến thuật: Nguyễn Tất Thành đã đưa ra nhiều đổi mới về chiến lược và chiến thuật của cách mạng Việt Nam, bao gồm sự kết hợp giữa cách mạng vũ trang và cách mạng văn hóa, tập trung vào việc thu hút đồng bào tham gia vào phong trào cách mạng.

3. Sự quyết tâm và kiên trì: Nguyễn Tất Thành đã thể hiện sự quyết tâm và kiên trì trong cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam. Ông đã hy sinh rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng, từ việc sống trong cảnh nghèo khó, đói kém cho đến việc bị bắt và giam giữ trong những năm tháng đau khổ.
 
Đức Anh Trần
Đánh giá điểm giúp mình

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư