Để truyền thống dân tộc được gìn giữ thì tất cả các thế hiện trẻ cần biết đến những nét đẹp văn hoá dân tộc để truyền lại cho con cháu đời sau. Vậy thế hệ trẻ cần làm những công việc như:
- Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian.
- Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.
- Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.
- Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ.
- Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giàng chủ quyền lãnh thổ về việc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tố cáo ngay những đơn vị có hành vi xấu đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Tìm tòi học hỏi những nét văn hoá, truyền thống của địa phương mình và trên cả nước.
- Tìm tòi học hỏi những lịch sử của dân tộc và đất nước ta.
- Luôn tự hào nói về văn hoá dân tộc trước bạn bè quốc tế
Ngoài ra học sinh, mọi người còn không nên làm những hành vi ảnh hưởng đến truyền thống dân tộc như:
- Chê bai những nét đẹp văn hoá, truyền thống dân tộc;
- Thay đổi những truyền thống dân tộc một cách thái quá như truyền thống áo dài Việt Nam bị thay đổi hình dáng,..
- Sùng bái những trang phục truyền thống nước ngoài;
- Cách nói chuyện pha tạp ngôn ngữ nước ngoài;
- Nói xấu về đất nước, tổ quốc ta;
Bởi vậy trong thời kỳ hội nhập với thế giới thì việc gìn giữ văn hoá nước nhà là một điều quan trọng để nét đặc trưng của người dân Việt Nam không bị mai một dần. Chúng ta phải biết "hội nhập nhưng không hoà tan" để bạn bè quốc tế ghi ấn những nét đặc trưng của người Việt.
2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, …) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
– Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
+ Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa,…
+ Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca,…
+ Về văn hóa: Các tập quán, cách ứng xử,…
Những truyền thống này được cha ông đúc kết và thể hiện được sự trí tuệ của ông cha ta ngày xưa khi đã có những hoạt động văn hoá, đạo đức, truyền thống mà ngày nay con cháu vẫn cần học hỏi.
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn được thế hệ cha ông ta lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay. Tiêu biểu ở mỗi địa phương đều có đó là thành hoàng làng. Những nghi lễ rước thành hoàng làng hằng năm vẫn diễn ra cùng với những hoạt động lễ hội tại địa phương, trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian trong lễ hội được nhiều thế hệ trẻ yêu thích và tham gia. Đây cũng được coi là một nét độc đáo trong văn hóa mỗi địa phương.
3. Những việc cần làm để phát huy truyền thống nhà trường
Nhà trường là một đơn vị sự nghiệp công lập có tổ chức, có văn hoá, có truyền thống riêng. Những học sinh, giáo viên khi làm việc và học tập trên trường cũng tạo nên những nét văn hoá, truyền thống đẹp đẽ cần được giữ gìn như truyền thống giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, truyền thống chăm ngoan học giỏi, truyền thống dạy giỏi, truyền thống kỷ niệm ngày thành lập,...
Vì thế chính những học sinh và giáo viên cần gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó bằng những hành động như:
- Học sinh cần luôn chăm ngoan, học giỏi;
- Cần phát huy tinh thần thi đua ở các hoạt động tại trường;
- Cần thể hiện và làm tốt những công việc chung của trường, lớp;
- Học sinh còn cần tránh xa những hành động phá hoại truyền thống của trường như hành động chơi bởi, sử dụng chất cấm, rơi vào tệ nạn,...
4. Theo em để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương chúng ta cần làm gì?
Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương điều chúng ta cần làm là:
- Tìm hiểu về những truyền thống của quê hương;
- Quảng bá những truyền thống của quê hương đến với mọi người;
- Tham gia trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống;
- Phát triển hơn nữa những truyền thống quê hương trở nên tươi đẹp hơn như phát triển nghề gốm của quê hương, nghề thêu, nghề đan lát.
5. Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Chúng ta đều biết trách nhiệm kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc là của những thanh niên, học sinh, sinh viên. Nhưng bạn chưa hẳn đã hiểu tại sao thế hệ thanh niên phải kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vì:
Thứ nhất ai trong chúng ta cũng đều có quê hương, có những đặc trưng mang giá trị tinh thần quê hương mình, nên những thế hệ sau cần gìn giữ những truyền thống tinh thần tốt đẹp đó. Khi chúng ta trưởng thành thì những giá trị tinh thần đó chính là cái nôi văn hoá để nuôi dưỡng tâm hồn cũng như tinh thần của mỗi con người khi nhớ về hoặc khi thực hiện nó.
Thứ hai là gìn giữ những thành quả mà cha ông ta để lại và truyền dạy lại cho đời sau. Như chúng ta đã thấy khi thế giới càng phát triển thì sự hội nhập với các nước càng mở rộng hơn. Khi đó thì có sự giao thoa văn hoá giữa các nước trên thế giới nên việc gìn giữ văn hoá cũng là cách để chúng ta khẳng định chủ quyền cũng tránh việc văn hoá bị mai một và hoà tan.
Thứ ba là để khẳng định bản sắc văn hoá Việt với bạn bè quốc tế. Mỗi quốc gia hay mỗi nước đều có những điểm khác biệt về văn hoá, nên những quốc gia tạo được sự ấn tượng về văn hoá thì sẽ luôn được bạn bè quốc tế nhớ đến và ghé thăm.
Như vậy chúng ta thấy rằng việc giữ gìn văn hoá là yếu tố cốt yếu của một nền kinh tế mang đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với đó là việc gìn giữ văn hoá, truyền thống của cha ông là để gìn giữ lại những giá trị tinh thần quý báu, những giá trị vô giá mà cha ông ta để lại.