Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà phê bình văn học Hegel đã từng nói: “Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do, không bó buộc vào nhận thức giác quan vê vật chất bên ngoài. Thay vì thế nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tác giả và cảm xúc”. Đúng, văn chương đích thực phải là thứ văn chương “chín đủ cảm xúc” (Xuân Diệu), cũng là thứ văn khi đọc lên mà ta như thấy được cả thế giới tâm hồn, tình cảm của người cầm bút, nhất định phải là thứ văn mà sau khi gấp lại, người ta vẫn bâng khuâng mãi khôn nguôi. Thuật hứng số 3 của Nguyễn Trãi là một bài thơ như thế:
Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.
Bá Di người rặng thanh là thú,
Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.
Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,
Cầu ai khen liễn lệ ai chê.
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường". Lang thang trong những nẻo đường văn học, ta bắt gặp cái nhẹ nhàng, giản dị mà thanh cao toát ra từ hồn thơ Nguyễn Trãi – một nhà thơ lớn của dân tộc. Những tác phẩm ông để lại cho đời tựa như đang cựa mình thức giấc, hướng tới chỗ sâu kín, thiết tha và cao đẹp nhất trong tâm hồn người, làm khơi dậy bao nhiêu tình cảm đẹp. Nó xứng đáng là những vì sao rực rỡ nhất trong bầu trời lấp lánh bao vì tinh tú của thi ca dân tộc. Ông có nhiều tác phẩm thơ ca như: “Quốc âm thi tập” hiện còn 254 bài thơ, được chia nhiều loại, nhiều thể tài khác nhau; Ngôn chí (21 bài), Thuật hứng (25 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài)… Phần lớn các bài thơ trong "Quốc âm thi tập ” không có nhan đề. Đây là bài thơ 43 trong “Bảo kính cảnh giới”. Các bài thơ trong "Bảo kính cảnh giới ” hàm chứa nội dung giáo huấn trực tiếp, những bài thơ này rất đậm đà chất trữ tình, cho ta nhiều thú vị.Trong số các sáng tác của ông, không thể không kể đến bài thơ “Thuật hứng” số 3 trích “Quốc âm thi tập”.
Những câu mở đầu của bài thơ cho thấy bức tranh thôn quê hết sức bình dị, chân thật. Không cần phải là những hình ảnh, thú vui cao sang nó cũng đã làm cho nhà thơ cảm thấy thật yên bình, không phải bận tâm vào cuộc sống xô bồ, xung quanh chỉ toàn là đấu đá:
Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
Những hình ảnh của hoa "cúc lan", "đậu kê" cho thấy đời sống bình dị, mộc mạc. Trong câu ông đã sử dụng biện pháp liệt kê để làm rõ hơn đời sống của người trí thức khi trở về với cuộc sống yên bình, rời xa chốn quan trường, náo nhiệt đầy rẫy những tham vọng. Bức tranh hiện ra trước mắt người đọc là bức tranh làng quê với hoạt động bình dị, mộc mạc nhưng rất đỗi thắm thiệt tình yêu thương quê hương của tác giả. Không chỉ trong hằng ngày, ngay cả khi có khách đời sống của người quan lại, tri thức xưa vẫn không có gì thay đổi, vẫn mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy trân quý:
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.
Bá Di người rặng thanh là thú,
Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.
Thiên nhiên vẫn tươi đẹp chào khách. Thiên nhiên có "hoa", "có chim", "có chè thơm ngọt". Khách đến nhà ông vẫn chào đón bằng những thứ quen thộc ngày thường, không ồn ào, không phải là sự xa vời, tất cả bình dị, mộc mạc đến lạ thường. Đó mới là đời sống lí tưởng của người trí thức. Thể hiện cuộc sống yên bình, hòa hợp với thiên nhiên, vui với thú nhàn của Nguyễn Trãi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Tạo sự sinh động hấp dẫn, sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.
Những câu thơ cuối đã thể hiện rõ ràng quan niệm sống của nhà thờ:
Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,
Cầu ai khen liễn lệ ai chê.
Sống vô ưu, lòng không vướng bận trước những chuyện thị phi lành, dữ, khen, chê. Quan niệm sống của Nguyễn Trãi là quan niệm sống tích cực, lạc quan; sống không bận tâm đến những chuyện thị phi dù tốt hay xấu bên ngoài sẽ giúp tâm hồn chúng ta luôn được thanh thản, an yên, cuộc sống luôn vui vẻ, không vì những điều tiếng dị nghị mà u uất, buồn sầu, chỉ thiệt mình.
Thuật hứng số 3 cho thấy cuộc sống bình dị, mộc mạc của tác giả. Những hình thơ đều là hình ảnh của cuộc sống đời thường dung dị. Thiên nhiên tươi đẹp, yên bình với hoa, với chim. Không sang trọng, cầu kì, cuộc sống cáo quan ở ẩn của tác giả chính là cuộc sống hòa mình vào dòng chảy cuộc sống đời thường. Qua đó, ta thấy được tâm hồn rộng mở, chan hòa với thiên nhiên, đất nước của tác giả. Con người Nguyễn Trãi qua thơ văn ông trước hết là một người yêu nước thiết tha, sâu sắc và mạnh mẽ. Nội dung tiến bộ nhất của tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi là tư tưởng thân dân: vì dân và chiến đấu cho dân. Tư tưởng ấy trải dài trong suốt cuộc đời nhà thơ.
Bằng tài năng sử dụng ngôn từ tài tình, khéo léo của mình, ông để lại nhiều tác phẩm thơ chữ Hán với thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Nguyễn Trãi là người tiên phong về phong trào thơ Nôm và để lại những bài thơ giàu trì tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.
Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng không kém phần thanh cao. Nó là lời bày tỏ tình cảm cao đẹp của ông với cuộc đời nhàn hạ, thanh bạc mà không một lần quên nghĩ về nghĩa tử với nước với dân, nghĩ về tấm lòng trung hiếu. Quả thật, Nguyễn Trãi hoàn toàn xứng đáng với lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông đã dành cho ông: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |