Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn chỉ văn bản văn học tác phẩm mà em yêu thích

Viết một bài văn chỉ văn bản văn học tác phẩm mà em yêu thích 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
47
1
0
thảo
16/05/2023 19:23:21
+5đ tặng

Năm nay, nhà văn Tô Hoài đã bước vào tuổi 90, vượt xa cái ngưỡng nhân sinh thất thập cổ lai hi và sự nghiệp văn chương của ông cũng đã kéo dài suốt bảy mươi năm. Quả là một hiện tượng hiếm có không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Bút danh Tô Hoài trở nên quá thân quen đối với nhiều thế hệ bạn đọc, trong đó có tôi.

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 17 - 9 - 1920 ở quê ngoại, tức làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ ; nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Còn quê nội của ông ở làng Cát Động, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Có thể gọi Tô Hoài là nhà văn của Hà Nội, vì ông sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt cuộc đời mình với đất Thủ đô ngàn năm văn vật. Hình ảnh quê ngoại đã in sâu trong tâm khảm nhà văn, cung cấp tư liệu cho ông viết nên rất nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Vốn có năng khiếu văn chương từ nhỏ nên Tô Hoài sáng tác từ khi mới hết tuổi thiếu niên. Nhà nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn, Tô Hoài tự bù lại bằng cách lăn lộn học ở trường đời. Ông làm nhiều việc để kiếm sống như thợ thủ công dệt lụa, dạy học tư, kế toán tiệm buôn...

Vừa đi làm, ông vừa tranh thủ đọc sách báo và tập viết văn. Là một người nặng lòng với quê hương nên ông đã lấy bút danh là Tô Hoài (sông Tô Lịch chảy qua phủ Hoài Đức quê ngoại).

Đến với văn chương từ năm 1939 và Tô Hoài trở nên nổi tiếng sau thiên truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Được giác ngộ cách mạng, ông tích cực tham gia vào phong trào Thanh niên phản đế và đến năm 1943 gia nhập Hội văn hoá cứu quốc, hoạt động tuyên truyền Việt Minh và viết báo bí mật. Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ, trong hàng ngũ trùng trùng điệp điệp quần chúng vùng lên giành chính quyền từ tay thực dân Pháp và phát xít Nhật cũng có mặt Tô Hoài.

Năm 1947, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực báo chí. Từ năm 1951, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam và đã giữ các chức vụ Tổng thư kí, phó Tổng thư kí Hội, kiêm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Ông còn là đại biểu Quốc hội nhiều khoá. Tập Truyện Tây Bắc nội dung phản ánh hiện thực cuộc sống cơ cực, tăm tối và quá trình đến với cách mạng của đồng bào miền núi là kết quả chuyến đi ròng rã tám tháng của nhà văn trên khắp các nẻo đường chiến khu, chung sống và gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong tập truyện này, tác phẩm được nhắc đến nhiều và có giá trị nhất là Vợ chồng A Phủ, đã được trao giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945 - 1955.

Kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, chấn động thế giới. Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn. Đảng lãnh đạo nhân dân khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Nhà văn Tô Hoài có điều kiện thuận lợi để tập trung vào sáng tác. Ông đi nhiều, viết nhiều và thành công trong nhiều thể loại : truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, kịch bản phim, phê bình tiểu luận văn học...

Các tác phẩm chính trước cách mạng gồm: Dế Mèn phiêu lưu kí, Quê người, Cỏ dại, Nhà nghèo. Sau cách mạng gồm: Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Mười năm, Tự truyện, Chuyện cũ Hà Nội... Khoảng hơn chục năm trở lại đây, ông cho ra đời một số tác phẩm được dư luận rất quan tâm như Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chiếc áo tế... Tất cả những gì về lịch sử và hiện thực cuộc sống mà khối óc sáng suốt và trái tim nhạy cảm của nhà văn thu nhận được qua cuộc hành trình dằng dặc xuyên thế kỉ đã được tái hiện qua từng trang viết. Mỗi tác phẩm đều phản ánh những giai đoạn thăng trầm của dân tộc nói chung và của bản thân nhà văn nói riêng. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc, nhà văn Tô Hoài đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

Hồi mới học lớp 3, tôi đã say mê đọc cuốn truyện Dế mèn phiêu lưu kí, ngoài bìa vẽ chú Dế Mèn hăng hái trên con đường phiêu lưu mới mẻ và hấp dẫn. Tôi thích thú hoà mình vào thế giới của các sinh vật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Biệt tài kể chuyện của Tô Hoài đã thể hiện rất rõ trong cuốn truyện thiếu nhi này và người đọc có thể tìm thấy bóng dáng xã hội loài người qua tác phẩm. Lớn hơn một chút, tôi đọc Đảo hoang, Chuyện nỏ thần... Tôi cũng đã đọc "ké" của mẹ tôi - một giáo viên Văn Trung học phổ thông - khá nhiều tác phẩm của Tô Hoài như: Truyện Tây Bắc, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều... để rồi nhận ra rằng vốn sống của tác giả giống như một mỏ than tầng tầng lớp lớp, có trữ lượng vô cùng lớn, khai thác biết bao giờ cho cạn.

Tôi rất thích lối kể chuyện tự nhiên, dung dị, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả người, tả tâm lí nhân vật... đã đạt đến trình độ bậc thầy của nhà văn Tô Hoài. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thế giới. .

Cuộc đời và sự nghiệp văn chương đồ sộ của Tô Hoài ít có tác giả nào sánh kịp. Vốn sống phong phú, trình độ hiểu biết sâu rộng, khả năng thiên phú và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, dẻo dai... đã tạo nên một tên tuổi được đông đảo bạn đọc yêu mến và kính trọng. Tôi vẫn mong tiếp tục được đón nhận những tác phẩm mới của nhà văn Tô Hoài - người đã vượt xa cái ngưỡng "thất thập cổ lai hi" mà sức sống và sức viết vẫn bền bỉ, dẻo dai, thật đáng khâm phục!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phuong
16/05/2023 19:27:56
+4đ tặng

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương là một bài thơ cảm động. Tác phẩm được viết khi ông từ quan về quê sau năm mười năm xa cách. Ngôn ngữ chân thành đã diễn tả được nỗi nhớ quê hương tha thiết, đồng thời có chút ngậm ngùi, chua xót.

   Hạ Tri Chương là người tài giỏi, kiến thức uyên bác, ông đỗ tiến sĩ và nhiều năm làm quan. Sau thời gian dài cống hiến cho đất nước, ông đã xin từ quan trở về quê hương. Bài thơ đã thể hiện cảm xúc chân thành của ông khi bước chân về quê hương yêu dấu. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài tâm trạng nhớ thương tha thiết khi được trở về thăm quê nhà.

   Có lẽ tình cảm yêu quê hương của ông luôn thường trực, canh cánh trong lòng nên ngay từ giây phút ban đầu trở lại quê hương cảm xúc ông dâng trào, buột lời mà thành ý, thành thơ. Hai câu thơ đầu nêu lên hoàn cảnh trở về quê hương:

    Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

    Hương âm vô cải mấn mao tồi.

   Ông kể đấy mà thực chất lại chính là để thể hiện tâm trạng của mình, một tâm trạng có phần ngậm ngùi, chua xót. Ngậm ngùi vì thời gian xa quê đã quá dài, trong suốt cuộc đời làm quan bận bịu trăm công nghìn việc ông chưa hề nghỉ ngơi để có một ngày trở về thăm quê hương. Ông còn ngậm ngùi vì khi xa quê tuổi còn trẻ, về quê thì tuổi đã già, khoảng cách giữa trẻ - già, giữa “li gia” – “hồi hương” đã hơn nửa thế kỉ li biệt. Và càng xót xa hơn khi cuối đời mới về quê nên thời gian sống ở quê nhà chẳng còn được là bao. Thật đáng ngưỡng mộ mà cũng thật đáng thương cho ông, cả đời tận tụy cho đất nước, khi được nghỉ ngơi thì tuổi đã quá cao, thời gian cho ông không còn nhiều.

   Tình yêu quê hương của ông còn được thể hiện đặc biệt rõ ở câu thơ thứ hai. Tác giả nêu lên mối quan hệ giữa cái thay đổi và cái không thay đổi: dù mái tóc đã ngả bạc nhưng hồn cốt của quê hương thì sẽ chẳng thể nào thay đổi chính là giọng nói. Quê hương đã trở thành hơi thở, máu thịt của ông. Chao ôi, thật đáng trân trọng nhân cách cao đẹp của Hạ Tri Chương, tình yêu quê hương của ông thật tha thiết, bền chặt.

   Hai câu thơ sau nói lên hoàn cảnh đầy nghịch lí nhưng qua đó lại càng rõ nét hơn về tình yêu quê hương của ông:

    Nhi đồng tương kiến bất tương thức

    Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?

   Sự xuất hiện của những em bé vừa chân thực lại vừa kịch tính. Với bản tính hiếu động, có lẽ khi xuất hiện một vị khách lạ tất yếu những đứa trẻ sẽ hỏi han nguồn gốc quê quán. Và cũng vô cùng chân thực khi tác giả trở về đã là 86 tuổi, hơn nửa thế kỉ xa quê hương, bạn bè, bởi vậy mấy ai có thể nhận ra ông. Hạ Tri Chương bị đẩy vào tình huống là người làng nay lại hóa là “khách” . Thật ngậm ngùi và chua xót làm sao. Nhìn hình thức bên ngoài hai câu cuối mang sắc thái đùa vui, hóm hỉnh nhưng thực chất lại hết sức đau lòng. Làm sao có thể không chua xót cho được khi trở thành kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình. Chỉ một chữ “khách” mà đã chất chứa biết bao ngậm ngùi, chua xót.

   Bài thơ không chỉ hay và cảm động người đọc ở nội dung mà còn hấp dẫn ở hình thức nghệ thuật đặc sắc. Tác giả xây dựng cấu tứ bài thơ độc đáo: hai câu đầu và hai câu sau có sự chuyển ý bất ngờ, tự nhiên mà vẫn vô cùng hợp lí. Các câu chữ không trực tiếp bộc lộ tâm trạng mà nó được thể hiện qua giọng thơ, khiến bài thơ càng giàu sức gợi hơn. Nghệ thuật đối được tác giả vận dụng vô cùng điêu luyện. Thật tuyệt vời khi ông đã tạo nên phép đối chỉnh đến vậy: tiếu tiểu – lão; li gia – đại hồi; hương âm – mấm mao kết hợp với nghệ thuật tương phản bao trùm lên là cái không đổi: hương âm. Đã làm nổi bật lên tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của ông.

   Gấp trang sách lại tôi vẫn không khỏi bồi hồi xúc động trước tình yêu quê hương chân thành, thắm thiết của tác giả. Đó quả là một tình cảm đẹp đẽ, đáng trân trọng. Đọc xong bài thơ tôi cũng nhận ra rằng tình yêu quê hương là một trong những tình cảm thiêng liêng, bền vững nhất của mỗi con người. Mỗi chúng ta phải trân trọng, nâng niu tình cảm cao quý ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư