Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét độ đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân

Câu 2 (5,0 điểm )
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách
thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc dùng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lỏng Sông Đà như một cái
yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đã qua quang ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như
dừng ở hề một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thủ mấy nào vừa tắt phụt
đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đủ, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuồn cuộn
luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào
cũng dòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy.
Quãng này mà khinh suất tay lại thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra
cho
Lại như quãng Tà Mưởng Vát phía dưới Sơn La. Trên sống bỗng có những cái hút nước giống như cải
giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cổng cái bị sặc.
só án ga
Trên mặt cái hút xoáy tất đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần
những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông y như là ô tô sang
nhanh để vúi qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng
qua cái giếng sâu, những cải giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh
ngang vô ý là những cái
giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền
trồng ngay cây chuỗi ngược rồi vụ biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy
tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm
giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình
cả máy quay xuống đáy cải hút Sông Đà - từ đáy cải hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau
tới một cột nước cao đến vài sài. Thế rồi thu ảnh. Cải thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít,
cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve
một ảng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan up vào cả máy cả người quay phim cả người
đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự
thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê
nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
...Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng
nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.
Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ
ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm
mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhôm cả dậy để về lấy
thuyền. Mặt hòn đả nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mỏ hơn cả cái mặt nước chỗ
này. Mặt sông rung lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên
những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá
bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông.
Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc
không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh
một của đả trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa,
vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du
kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba
phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyển trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác.
Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đả
những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phả
xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cải thuyền có giỏi thì tiến gần
vào...
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét độ
đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
519
2
0
lonely sadboiz
09/06/2023 09:16:19
+5đ tặng

Nguyễn Tuân, một cây bút tinh tế uyên bác đã để lại cho đời nhiều áng văn chương đẹp, ca ngợi về vẻ đẹp con người thiên nhiên đất nước. Khi nhắc đến các tác phẩm của Nguyễn Tuân, nếu không kể đến Người lái đò sông Đà thì thật là thiếu sót. Ở tác phẩm Người lái đò sông Đà, người đọc đã thực sự cảm nhận được sự tinh tế trong ngôn từ cũng như sự sống động của các sự vật, sự việc trong tác phẩm. Đặc biệt là hình ảnh con sông Đà vừa hung hiểm vừa dữ dội.

Nguyễn Tuân miêu tả con sông Đà ở khi những trạng thái đối lập nhau. Trước tiên, con sông hiện lên với một trong những vẻ ngoài hung bạo. Vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” và khi những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả đã tả theo đủ cách: “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”, con hổ con nai cũng có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua đến bên kia vách. “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng cảm thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một trong những cái khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Sự so sánh vừa chính xác, tinh tế, đã vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân luôn luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng nay ăm ắp để tìm cho được khi một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.

Gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn và luồng gió gùn ghè suốt năm …” Với lối viết tài hoa, những câu văn đã diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, với gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt hết con người. Những hút nước ở những quãng Tà Mường Vát: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên …” với những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc cùng hút những chiếc thuyền xuống rồi cùng đánh chung tan xác” -> Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì những loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và cực kì uy hiếp con người.

Âm thanh thác nước sông Đà: tác giả Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng với bài ca của gió thác xô sóng đá Ban đầu tác giả mới để cất lên những khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích” và “giọng gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, khi các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của cả một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một trong những cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa cánh rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa … rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy sáng bùng bùng…” -> Sự liên tưởng vô cùng phong phú, với âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một nhiều trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, và lấy rừng để tả sông, Nguyễn Tuân quả là đã chơi ngông trong nghệ thuật.

Bằng thủ pháp nhân hóa, nhiều người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân cũng đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá: “Cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm” và “méo mó” -> Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của tác giả Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với khi ba trùng vi thạch trận. Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì đã “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào để bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào bên hông thuyền”….Trùng vi thạch trận thứ II: Sông nước bài binh bố trận ở khắp mọi nơi, tăng nhiều cửa tử, nơi cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn… Trùng vi thạch trận thứ III: Khi Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở giữa.

Con sông Đà hiện lên rất hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”. Nhưng cũng chính từ hình ảnh của con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, sự tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút của nền văn học Việt Nam.

Phong cách Nguyễn Tuân độc đáo và phong phú khi ở tùy bút “Người lái đò sông Đà” chúng ta thấy phong cách giá trị của chính ông đã thể hiện rõ nhất là sự nhọn sắc của giác quan nghệ sĩ đi đôi với cả một kho chữ nghĩa giàu có và đầy đủ màu sắc, lối văn rất mực tài hoa. Dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy mãi trong khi dòng văn học nước nhà như cả niềm yêu mến và tự hào về cỏ cây sông núi quê hương của tác giả Nguyễn Tuân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×