Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của Kiều trong 8 câu thơ cuối qua đoạn trích Trao duyên

Đề 1: Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của Kiều trong 8 câu thơ cuối qua đoạn trích Trao duyên
Đề 2: Cảm nhận về nhân cách Thúy Kiều qua đoạn thơ:
''Khi tỉnh rượu lúc tàn canh 
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là 
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương 
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Mặc người mưa Sở mây Tần 
Những mình nào biết có xuân là gì.''
Đề 3: Viết đoạn văn (10-15 dòng)  thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi qua Đại cáo Bình Ngô
Mai e thi, mn giúp em với ạ. E cảm ơn nhiềuuu!
3 trả lời
Hỏi chi tiết
7.410
15
3
Trinh Le
10/05/2017 13:29:39
1. Kết thúc đoạn thơ, bi kịch càng được đẩy lên cao. Mâu thuẩn này nối tiếp mâu thuẫn khác, Kiều đã hoàn toàn bất lực trước mong muốn níu kéo, cố gắng trở về với tình yêu. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ xa xôi và tương lai mờ mịt.
Loading...
Dù có quay về quá khứ hay hướng tới tương lai, cuối cùng Kiều vẫn là con người sống với thực tại của mình :

« Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vài ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng »

Hàng lọat những thành ngữ được liệt kê hàm chứa bao bi kịch người con gái. Đó là sự vỡ tan, dở dang của tình yêu và bọt bèo, trôi nổi của đời Kiều. Bi kịch càng sâu sắc khi trước hiện tại nàng vẫn không thôi khao khát tình yêu hạnh phúc. Những từ ngữ có tính chất vô hạn định như « muôn vàn, trăm nghìn » thể hiện sâu sắc káht vọng về một tình yêu thiết tha, vĩnh viễn. Oan nghiệt thay, khát vọng ấy cũng chính là hiện thực không gì cứu vãn nổi. Bi kịch tình yêu dâng lên tột đỉnh.

Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:

« Ôi Kim lang hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »

Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ! Chỉ một câu thơ và tên Kim Trọng được gọi đến hai lần. Những thán từ « ôi, hỡi » khiến câu thơ vang lên như một lời than, tiếng gọi thảng thốt, nghẹn ngào, mang theo lời trăn trối cuối cùng gửi đến chàng Kim trước lúc đi xa. Kiều đã rất ân cần với chàng Kim thế mà giờ đây nàng tự nhận mình là người phụ bạc, không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận hết trách nhiệm về mình. Nàng đâu còn nghĩ đến nỗi đau của riêng mình. Tất cả tấm lòng, sự lo lắng lại dành cho hạnh phúc của người mình yêu. Kiều thương chàng Kim hơn chính bản thân mình.

Ngòi bút tài tình của Nguyễn Du đã thể hiện xuất sắc những diến biến phức tạp của nhân vật. Với hệ thống ngôn từ được sử dụng một cách điêu luyện và độc đáo, Nguyễn Du chính là một bậc thầy về ngôn ngữ.

Tác phẩm đã làm rung động biết bao trái tim người đọc từ hàng thế hệ nay. Đoạn trích « Trao duyên » đã phác họa thành công bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, nhưng ánh lên rực rỡ một nàng Kiều đẹp đẽ, sống động với nhân cách cao cả. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trinh Le
10/05/2017 13:34:36
2. Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của Nguyễn Du gắn liền với "Truyện Kiều", một trong những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Được viết dựa trên cốt truyện của "Kim Vân Kiều truyện", "Truyện Kiều" phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả,  một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm dồn ép nhân dân vào bước đường cùng. Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn từ "Truyện Kiều", song "Nỗi thương mình" vẫn thể hiện đầy đủ chủ đề của tác phẩm. . Sống trong thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, nhân vật chính Thúy Kiều bị ép phải bán mình cho Mã Giám Sinh chuộc cha và em trai, để rồi sau đó lại rơi vào chốn lầu xanh và buộc phải ra tiếp khách. Chính tình cảnh trớ trêu ấy đã làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý của Kiều: dù phải sống trong chốn bùn nhơ nhưng nàng vẫn có ý thức sâu sắc về nhân cách, phẩm giá của bản thân:

"Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Những mình nào biết có xuân là gì."

Bị đẩy vào chốn bùn nhơ, phải đem tấm thân của mình để mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc, Kiều đau đớn, xót thương cho cái phận "sống làm vợ khắp người ta" của mình, nỗi nhục nhã ấy cứ nghĩ đến là đau lòng:

"Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình xót xa."

Bắt đầu từ cái “giật mình” đoạn thơ mở ra cả một bức tranh tâm trạng vô cùng ảm đạm. Không gian là lầu xanh vắng lặng khi khách làng chơi đã về hết, thời gian là lúc “tỉnh rượu, tàn canh” một thời điểm dành cho nhưng nghĩ suy sâu xa.Tại sao không phải là một thời điểm khác? Bởi vì triền miên trong những “cơn say, trận cười”, những “bướm lả ong lơi”, những khách làng chơi dập dìu tối ngày, chỉ đến khi tàn canh Kiều mới có thời gian để sống với tâm trạng thực của mình. Cái “giật mình” nói lên tất cả những nỗi niềm của Kiều: thảng thốt, ngạc nhiên, bẽ bàng, xót xa cho thân phận của mình. Nàng cảm thấy chua chát, thương cho phận mình khi gặp phải cảnh ngộ trớ trêu, nhục nhã này, đây là ý thức trỗi dậy của một nhân cách cao đẹp. Cách điệp từ "mình" kết hợp với việc thay đổi nhịp thơ từ 3/ 3 sang 2/ 4/ 2 góp phần thể hiện rõ hơn sự cô đơn, trống trải đầy đau xót của Kiều. Nàng muốn vươn tới điều thánh thiện, nhưng lại phải ngụp lặn trong chốn bùn nhơ này. Việc sử dụng từ láy "xót xa" với âm "a" cuối câu đã tạo nên sự lan tỏa rộng rãi, kéo câu thơ chùng xuống, khi đọc lên, đọc giả cũng cảm nhận được rõ ràng hơn nỗi đau buồn, cô đơn sâu thẳm trong lòng Kiều, càng khiến người ta thêm thương tiếc cho nàng.

Sống trong chốn lầu xanh, hết tiếp kẻ đến lại tiễn người đi, những hồi ức tươi sáng ùa về trong lòng Kiều, sự đối lập với thực tại tăm tối đọa dày càng khiến nàng thấy nhục nhã, đau đớn hơn:

"Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chương bấy thân!"

Hình ảnh đối lập giữa quá khứ hạnh phúc "phong gấm rủ là" với hiện tại phũ phàng "tan tác như hoa giữa đường" hiện lên trước mắt Kiều, giày vò nàng, khiến nàng đau đến quặn lòng, tiếc thương, đau đớn vì cái sự thay thân đổi phận đầy éo le này. Trong lòng nàng vang lên những câu hỏi, đồng thời cũng là câu cảm thán, tất cả như xoáy xâu vào những nỗi đau sâu trong lòng nàng, nàng thật sự không dám tin rằng mình lại rơi vào cái thực tại đau đớn nhục nhã này. Phép so sánh "tan tác như hoa giữa đường" tạo liên tưởng bất ngờ: hiện tại mọi thứ đã đổi thay, Kiều không còn là đóa hoa được nâng niu trân trọng như khi xưa, mà đã trở thành một đóa hoa dại ven đường, mặc người vùi dập, số phận lênh đênh chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Phép so sánh trên kết hợp với việc tách từ, biến các thành ngữ "dày dạn gió sương", "bướm ong chán chường" thành "dày gió dạn sương" và "bướm chán ong chường" góp phần tăng cao nỗi khổ tâm, tuyệt vọng trong lòng Kiều, ngay cả chính mình, nàng cũng cảm thấy ghê sợ.

Sống trong cái hoàn cảnh nhơ nhớp này, càng lúc Kiều càng chán nản, muốn mặc kệ mọi diễn biến quanh mình:

"Mặc người mưa Sở mây Tần,

Những mình nào biết có xuân là gì."

Xuyên suốt đoạn trích, ta có thể thấy được điều mà Nguyễn Du muốn nhấn mạnh không chỉ là sự tố cáo và lột trần trực tiếp cái xã hội thối nát mà quan trọng hơn chính là sự đề cao giá trị con người, đề cao khát khao chính đáng về tình yêu và hạnh phúc. Do vậy, từ "xuân" không có nghĩa là mùa xuân, tuổi trẻ, mà chỉ hạnh phúc lứa đôi, tình yêu. Từ "xuân" kết hợp với việc vận dụng điển tích "mưa Sở mây Tần" và phép đối ấn tượng giữa "mặc người" với "những mình" đã miêu tả rõ hơn thái độ của Kiều: khi phải "sống làm vợ khắp người ta”, Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì và vô cảm, nàng thờ ơ, lạnh lùng đối với mọi thứ quanh mình. Từ đó, ta có thể thấy được sự ý thức sâu sắc về phẩm giá của Kiều, nàng là một cô gái khuê các, tài sắc vẹn toàn, sống thanh cao, tự biết giữ gìn nhân cách của mình, chính điểm này khiến Nguyễn Du và cả những đọc giả của "Truyện Kiều"  càng thêm yêu thương, trân trọng Kiều.

Với thể thơ lục bát được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đầy sáng tạo kết hợp với nhiều biện pháp tu từ, sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian và kết hợp tài tình ngôn ngữ bác học với ngôn ngư bình dân , Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét tâm trạng đầy xót xa, cay đắng tủi nhục, cùng với sự ý thức cao về nhân cách của Kiều trong cảnh dọa đày chốn lầu xanh. Đồng thời, qua tác phẩm ta còn có thể thấy được sự yêu thương, cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình.

Thông qua việc thể hiện nỗi đau đớn, cũng như phẩm chất cao quý  "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" của Kiều khi phải sống trong chốn lầu xanh nhơ nhuốc, "Nỗi thương mình" mang đến độc giả cái nhìn chân thực về thời đại của tác giả, một thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, bị chính đồng tiền dồn ép tới đường cùng, không còn lối thoát. Chính giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc ấy mà đoạn trích, cũng như "Truyện Kiều" đã để lại trong lòng nhiều thế hệ độc giả ấn tượng sâu sắc.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
10/05/2017 14:06:49
3
Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k