Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Một trong những đoạn trích được đánh giá là đặc sắc và hấp dẫn nhất với người đọc trong "Truyền Kiều" của Nguyễn Du có lẽ là đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Trong đoạn trích ấy, 8 câu thơ đầu đã có thấy vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của chị em Thúy Kiều. Đồng thời, qua đó, tác giả dự báo về tương lai số phận bạc mệnh của hai chị em Thúy Kiều.
Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, nó đã giới thiệu gia cảnh của Kiều. Đặc biệt, tác giả tập trung vào cách tả tài, sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. Trước hết, bốn câu thơ mở đầu là lời giới thiệu khái quát về hai chị em Kiều - Vân:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Nguyễn Du đã giới thiệu khái quát về hai chị em qua rất nhiều bình diện như: lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp (riêng - chung) của hai chị em. Họ là hai người con gái đầu lòng của gia đình họ Vương, trong đó Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Tuy hai chị em có những vẻ đẹp khác nhau nhưng cả hai đều mang chung vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng. Ngoại hình thì thanh tao như cây mai, phong thái tinh thần thì trong trắng như tuyết. Vẻ đẹp đó thật hoàn mỹ, toàn diện từ trong ra ngoài, từ dáng vẻ tới tâm hồn khiến tác giả phải dùng từ “mười phân vẹn mười”. Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ đầu ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những thông tin cơ bản của hai nhân vật, đồng thời làm nổi bật lên nét đẹp hai chị em. Từ đó, tạo nên cảm giác thu hút, hấp dẫn hơn với người đọc.
Đến bốn câu thơ tiếp, Nguyễn Du đã tạo trung đi vào những nét vẽ cụ thể về chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Ngay câu thơ đầu, nhà thơ đã khái quát vẻ đẹp phong thái của Vân bằng hai chữ “trang trọng”. Đó là vẻ đẹp cao sang, quý phái, ung dung và nghiêm chỉnh. Với việc sử dụng lối ước lệ, nhà thơ đã ví nhan sắc của Vân với những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên, vũ trụ như: “trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc”. Có thể nói, dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du, chân dung vẻ đẹp của Vân hiện lên lộng lẫy, toàn diện từ khuôn mặt, nét ngài, nụ cười cho đến lời nói, mái tóc, làn da. Tất cả đều hiện lên sống động, cụ thể trước mặt người đọc. Đó chính là chân dung của người thiếu nữ có khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu như ánh trăng đêm rằm; đôi lông mày thanh tú, sắc nét như con ngài, miệng cười thì tươi tắn như hoa nở, tiếng nói khi thốt ra thì trong trẻo, ngọc ngà, mái tóc đen óng ả hơn cả mây và làn da trắng mịn màng hơn cả tuyết. Chính vẻ đẹp bên ngoài của Vân với vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa đó đã được thiên nhiên, tạo hóa chấp nhận: “tuyết nhường”, “mây thua”. Từ đó, tác giả giúp người đọc phần nào thấy được tính cách và số phận của nhân vật: tính cách ung dung, điềm đạm với cuộc đời bình yên và không sóng gió.
Như vậy, qua tám câu thơ mở đầu trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", Nguyễn Du đã vẫn dụng những biện pháp ước lệ tượng trưng, nhân hóa để miêu tả, khắc họa vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều và cho người đọc hình dung được chân dung của Thúy Vân, đồng thời, thể hiện dự báo về vẻ đẹp và tương lai của một con người trang nhã, thanh lịch như vậy. Qua đó, để tác phẩm văn học có vị trí, ấn tượng trong lòng người đọc, tài năng của Nguyễn Du vô cùng quan trọng, nó giúp bài thơ cũng như đoạn trích được lưu giữ và truyền đạt đến với các thế hệ mai sau.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |