Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Gọi x (hũ) là số hũ tương cà loại A, y (hũ) là số hũ tương cà loại B.
Hiển nhiên ta có x ≥ 0, y ≥ 0 và x ∈ℕ.
Để làm x hũ tương cà loại A cần 10x (kg) cà chua và x (kg) hành tây.
Để làm y hũ tương cà loại B cần 5y (kg) cà chua và 0,25y (kg) hành tây.
Khi đó tổng khối lượng cà chua cần dùng là : 10x + 5y (kg) ; tổng khối lượng hành tây cần dùng là x + 0,25 (kg).
Do nông trại chỉ thu hoạch được 180 kg cà chua và 15 kg hành tây nên ta có các bất phương trình sau :
10x + 5y ≤ 180, tức là 2x + y ≤ 36.
Và x + 0,25y ≤ 15.
Mặt khác, số hũ tương loại A ít nhất gấp 3,5 lần số hũ tương loại B nên ta có bất phương trình x ≥ 3,5y.
Miền nghiệm của hệ là miền tam giác OAB (bao gồm các cạnh) với các đỉnh O(0 ; 0) ; A (14 ; 4) ; B(15 ; 0).
Gọi F là số tiền lãi (đơn vị : nghìn đồng).
Số tiền lãi thu được từ x hũ tương cà loại A là: 200x (nghìn đồng).
Số tiền lãi thu được từ y hũ tương cà loại B là: 150y (nghìn đồng).
Tổng số tiền lãi là 200x + 150y (nghìn đồng). Tức là F = 200x + 150y.
Tính giá trị của F tại các đỉnh của tam giác OAB :
Tại O (0 ; 0) : F = 200.0 + 150.0 = 0;
Tại A (14 ; 4) : F= 200. 14 + 150. 4 = 3 400 ;
Tại B(15 ; 0): F = 200.15 + 150.0 = 3 000;
F đạt giá trị lớn nhất là 3 400 tại A (14 ; 4).
Vậy để nông trại có nhiều tiền lãi nhất thì nông trại phải sản xuất 14 hũ loại A và 4 hũ loại B.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |