Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, mà ở đó người nói (người viết) sản sinh lời nói thích ứng. Còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng và đầy đủ lời nói.
Các nhân tố của ngữ cảnh
1. Nhân vật giao tiếp
- Cùng người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người tham gia họat động giao tiếp gọi chung là nhân vật giao tiếp.
- Một người nói - một người nghe là song thoại.
- Nhiều người nói luân phiên vai nhau là hội thoại.
- Trong quan hệ của các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa) gồm bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, địa lí, phong tục, thể chế chính trị.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống) gồm thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp cụ thể.
- Hiện thực được nói tới (gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp) gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động... diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
3. Văn cảnh
Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |