Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thanh Tịnh là cây bút tiêu biểu có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại trước và sau Cách mạng tháng Tám. Xuyên suốt sự nghiệp văn học của mình, ông đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm lớn như Tôi đi học, Đi giữa một mùa sen và hang loạt các tác phẩm khác. Đặc biệt, làm nên tên tuổi của ông còn có truyện ngắn Quê mẹ, sáng tác năm 1941. Tác phẩm như những dòng tâm sự cũng như tiếng lòng của người con gái lấy chồng xa nhà thông qua nhân vật cô Thảo với những nét tính cách nổi bật khiến độc giả phải suy ngẫm và đồng cảm với số phận cơ cực của cô.
Ai sinh ra mà chưa từng nghe câu ca dao :
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Cô Thảo chính là như thế, cô đi lấy chồng làng khác, cách quê mẹ độ mười lăm cây số, năm chỉ về được hai, ba lần vào ngày giỗ trong nhà. Chồng cô làm Hương thơ trong làng, lương chỉ có “ba cọc ba đồng” nhưng nhà chồng lại nở mày nở mặt lắm vì mang tiếng là làm việc quan việc nước, được tiếng biết con chữ. Cô Thảo xuất thân trong gia đình nghèo khó, cơ cực, thế nên đi lấy chồng cũng chẳng có của hồi môn gì quý giá để làm vốn liếng mà buôn bán, cô còn là người chẳng biết đến mấy con chữ vậy nên chỉ biết cày dăm ba mẩu ruộng để sống qua ngày. Qua đó, ta thấy được tổng quát thân phận cô Thảo chính là một người phụ nữ có thân phận thấp bé, sau khi lấy chồng thì cuộc sống lại càng thêm cơ cực vất cả, nhà chồng cũng chẳng khá giả gì mấy.
Trong cái hoàn cảnh éo le ấy, tác giả Thanh Tịnh đã làm tính cách của nhân vật Thảo càng nổi bật hơn cả về tình cảm lẫn tâm tư của cô. Đầu tiên, cô là người phụ nữ ý thức được thân phận và hoàn cảnh của chính mình, cô sống trong nhà chồng luôn rụt rè, rất biết ý tứ. Cô Thảo nhớ nhà, cứ tới giỗ sẽ xin nhà chồng về thăm nhà mẹ, năm nay cô cũng muốn về ăn cỗ ông như mọi năm nhưng chẳng dám nói thẳng, cô phải vắt óc, nhắc chuyện cây thanh trà làm cớ để nhắc khéo chồng xin về nhà mẹ. Từ đó, ta thấy rằng Thanh Tịnh đã xây dựng một hình tượng nhân vật Thảo là người phụ nữ hiền thục, đoan trang, luôn biết nghĩ và nặng tâm tư với nhà mẹ đẻ. Không dừng lại ở đó, qua chi tiết anh Vận chồng cô mỉa mai cô là “người ít hay chữ” – người dốt nát, thì cô cũng chẳng mảy may tỏ thái độ gì với anh ta mà còn nhận thẳng mình chính là người như thế, điều đó thể hiện Thảo là người vợ hiền luôn nhịn nhục chồng con để trong ấm ngoài êm và ý thức rõ rang về bản thân mình, không lẩn tránh số phận bi đát. Cô cũng là người con dâu lễ phép, luôn kính trọng, vâng lời mẹ chồng, chẳng bao giờ lên tiếng nói trái ý bà, mẹ chồng cho tiền đi đò cô cũng cung kính mà đưa cả hai tay ra nhận lấy, buồng chuối bà cho Thảo cũng cất rất kĩ. Đó đều là những nét tính cách đáng quý, đáng trân trọng của cô Thảo trong mối quan hệ với nhà chồng..(Xem thêm: https://ongvespa.com/phan-tich-nhan-vat-co-thao-trong-van-ban-que-me-cua-thanh-tinh)
Đối với nhà mẹ đẻ, những tâm tư mà cô Thảo thể hiện càng khiến người đọc càng thêm đồng cảm và trân trọng. Tuy rằng cô làm dâu rất vất vả, phải làm việc quần quật từ tối đến sáng, ngày này qua tháng nọ nhưng Thảo không muốn gia đình mình phải lo lắng, cô luôn muốn khiến cho cha mẹ em út của mình nở mày nở mặt với láng giềng, cô ăn vận thật đẹp, mượn chiếc nón lá mới, đôi hoa tai vàng để về nhà ăn giỗ ông nhằm khiến cho người làng và họ hang nhà mình thấy rằng nhà chồng đã lo cho cô rất đủ đầy mặc dù sự thật éo le và chua chát vô cùng. Đồng thời, Thảo là người con gái, người chị luôn đau đáu một nỗi nhung nhớ không thể vơi đi với cha mẹ, em út của mình. Thật cảm động khi cô cắn rang đi bộ mười lăm cây số về nhà chỉ để tiết kiệm vài đồng mà mẹ chồng cho cô đi đò để về mua quà cho các em nhỏ của mình. Khi gặp lại gia đình, cô đã rơi nước mắt, đấy là nước mắt của sự nhớ nhung và buồn tủi, lần này gặp không biết lần tới là lúc nào, với cô một ngày xa mẹ dài như cả năm. Khi ra về, cô Thảo mạnh dạn cho tiền các em rồi còn hứa sẽ mua cho mẹ hai bộ quần áo mới ăn Tết nhưng thực sự chính cô cũng chẳng biết lấy tiền đâu ra mà mua cho mẹ. Đau lòng hơn, khi tạm biệt làng quê thân thương, về lại nhà chồng, về với cuộc sống đầu tắt mặt tối nhưng tâm trí cô chẳng khi nào là không nhớ gia đình. Trên đây đều là biểu hiện của một tâm tư da diết của người con gái lấy chồng xa nhà, đối với cô, chẳng đâu bằng nhà mẹ, chẳng tình yêu nào bất diệt bằng tình cảm gia đình. Qua đó cho thấy, cô là người con gái hiếu thảo và giàu tình cảm, nặng tình với quê hương. Những dòng cảm xúc của Thảo khiến cho ta gợi nhớ về nàng Kiều hiếu thảo, Kiều không ngần ngại bán mình chuộc cha. Từ ngày theo Mã giám sinh rồi lênh đênh trong biển đời, Kiều vẫn thường hay canh cánh về gia đình mình. Từ đó cho thấy dù ở trong bất kỳ thời đại nào, người con gái khi xa nhà điều họ nhớ đến đầu tiên chính là gia đình và quê hương, nhớ mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, nhớ những buồn vui tuổi nhỏ, cho dù nó có cơ cực hay êm ấm.
Bằng nghệ thuật xây dựng cốt truyện và tính cách nhân vật Thảo đầy độc đáo và tài tình, lối kể chuyện sinh động, hình thức đối thoại tinh tế, từ ngữ chọn lọc, giản dị đã tạo nên sự gần gũi, thân thương cho tác phẩm, làm nổi bật tình thương và nỗi nhớ của nhân vật Thảo đối với quê mẹ. Truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh đã khắc họa và bày tỏ vô cùng rõ nét những tình cảm trân thành, đáng nâng niu của nhân vật Thảo đối với nhà mẹ đẻ, đồng thời phản ánh sự cơ cực của phận làm dâu của người phụ nữ xưa, từ đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với họ, làm nên giá trị nhân đạo cho truyện.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |