Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Dẫu đã được nghe nhiều về Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn nhưng đặt chân đến đây mới thấy nơi này rộng lớn quá. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những đau thương và mất mát mà chiến tranh để lại vẫn chưa thể xóa nhòa. Đó là hình ảnh nghĩa trang với bạt ngàn những ngôi mộ Liệt sĩ trải dài hun hút tưởng chừng như vô tận. Cả khu nghĩa trang Trường Sơn là một màu trắng: màu trắng của những ngôi mộ, của nắng, của khói hương nghi ngút càng khiến tôi không khỏi nghẹn lòng, càng hiểu thêm về giá trị của hòa bình, của độc lập, tự do.
Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn có diện tích 39,6 ha, với 5 khu được tọa lạc trên những vạt đồi bạt ngàn thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi quy tập của 10.263 hài cốt các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Chúng tôi xếp hàng nghiêm trang trước tượng đài, ai cũng ngậm ngùi bởi đứng trước vong linh của những anh hùng đã khuất
Đứng trước hơn 10 vạn ngôi mộ liệt sĩ nằm cạnh nhau, trải dài trên đồi núi mênh mông, càng cảm nhận rõ hơn sự hy sinh lớn lao của cha anh để giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất cho non sông. Họ là những chàng trai, cô gái từ khắp mọi miền quê trên dải đất hình chữ S, là những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã bỏ lại phía sau gia đình và người thân, sự lãng mạn của tuổi trẻ, tình yêu... để xả thân nơi chiến trường ác liệt. Họ đã không quản máu xương, tuổi trẻ để đổi lấy màu xanh cho những cánh rừng, giành lại tự do cho đất nước. Họ ngã xuống khi mới bước vào tuổi mười tám, đôi mươi. Máu của các anh, các chị đã tô thắm cho những trang sử hào hùng của dân tộc.
Theo chân các anh chị Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Quảng Trị vào viếng và dâng hoa, chúng tôi xếp hàng nghiêm trang trước tượng đài, ai cũng ngậm ngùi bởi đứng trước vong linh của những anh hùng đã khuất, chúng tôi cảm thấy như đang nợ những người đã ngã xuống, nợ Tổ quốc một điều gì đó thật lớn lao. Tôi thầm nhủ với lòng mình phải sống có trách nhiệm hơn với đất nước để không phụ lòng những người đã ngã xuống, sẽ từng bước tiếp nối, viết tiếp những ước mơ, hoài bão của các anh vẫn còn dang dở... góp sức mình xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày một tươi sáng hơn.
Rời Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn với hình ảnh những ngôi sao vàng được gắn lên những “ngôi nhà” nơi các anh, các chị yên nghỉ. Những ngôi sao không bao giờ tắt trong lòng người dân Việt Nam, những ngôi sao sáng mãi trên con đường Trường Sơn.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn như một trường học lớn tôi luyện tinh thần yêu nước không chỉ cho tôi mà còn cho các thế hệ trẻ sau này. Tôi nhớ về một câu hát trong bài ca "Khát vọng tuổi trẻ" của Nhạc sĩ Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, câu hát như một lời nhắc nhở dù ở thời nào, giai đoạn nào đất nước cũng luôn cần cần một thế hệ trẻ biết “sống để yêu thương và dâng hiến” . Là đoàn viên trẻ thì càng cần cố gắng tiếp thu, tích lũy tri thức, cố gắng học tập, lao động, rèn luyện đạo đức… để xây dựng Tổ quốc này thêm giàu đẹp và văn minh.
Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, từ miền xuôi tới miền ngược, từ nhà máy tới công trường, từ ruộng vườn tới giảng đường đại học, viện nghiên cứu hay biên cương, hải đảo… tất cả đang dồn hết trí tuệ, tâm lực, xiết chặt tay nhau cùng triệu triệu người dân Việt xây dựng đất nước hùng cường, củng cố hơn lòng tự hào, tự tôn dân tộc, để mỗi lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam" là một lần thêm yêu thương và tự hào.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |