Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu hỏi 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là mỗi dòng thơ có 4 chữ, rất ngắn gọn.
- Em biết những bài thơ bốn chữ: Mẹ, Mẹ yêu, Mẹ em, Quê tôi, Cây bàng ngày xuân…
- Cảm xúc của em về bài thơ bốn chữ Mẹ (Đỗ Trung Lai): cảm xúc đầu tiên là bài thơ dễ đọc dễ nhớ, tiếp đến là nội dung văn bản: nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Qua đó bản thân em thấy thương bố mẹ nhiều hơn, tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng để bố mẹ không phải lo lắng cho mình.
Câu hỏi 2 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Cảm nhận của em về một anh bộ đội mà em đã từng gặp ngoài đời: Mùa xuân năm 2019 bộ đợi có về xã tăng cường dọn dẹp cho xã, ấn tượng đầu tiên của em là bộ quân phục màu xanh lá cây toát lên một vẻ trang nghiêm, tiếp đến là phong thái, tác phong rất nhanh nhẹn và chững chạc. Khi tiếp xúc thì chú bộ đội rất hòa đồng và chú có nhiều tài năng như ca hát, đánh đàn và nhảy híp- hốp.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi: Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ.
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4 tiếng/ dòng.
- Vần thơ: tự do.
- Nhịp thơ: linh hoạt 2/2, 3/1.
2. Hình dung: Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.
- Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”: là những chàng thanh niên chân chất, hồn nhiên vô tư chưa trải sự đời “chưa một lần yêu/ mê thả diều”.
3. Hình dung: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.
- Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả: ở lại nơi chiến trường một mình nhưng anh vẫn như đang chiến đấu cùng đồng đội với “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”, tâm thái vẫn rất hồn hậu, hiền lành “cười hiền lành”.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài thơ Đồng dao mùa xuân khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ lạc quan yêu đời, hết mình vì Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt. Qua đó thể hiệm tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ: có khổ 3 dòng, có khổ 4 dòng, có khổ 2 dòng thơ.
- Cách chia đặc biệt đó phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ và phù hợp với tâm trạng của tác giả.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4 tiếng/ dòng.
- Vần thơ: tự do, linh hoạt.
- Nhịp thơ: linh hoạt 2/2, 3/1.
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Câu chuyện về cuộc đời người lính thông qua bài thơ là: tham gia vào chiến trận “máu lửa” từ lúc còn là chàng trai hồn nhiên, chất phác, sau thời gian chinh chiến thì anh hi sinh và ở lãi mãi với Trường Sơn. Hình bóng anh vẫn luôn hiện hình cùng với mây trời, núi non nơi đây, và anh sống mãi trong lòng bè bạn, trong lòng đồng chí đồng đội và trong lòng người dân.
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính: “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều”; “anh thành ngọn lửa”; “anh không về nữa/anh vẫn một mình”; “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh/ làn da sốt rét/ cái cười hiền lành”; “Anh ngồi lặng lẽ”; “anh ngồi rực rỡ”
- Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của người lính:
+ Những người lính giản dị, mộc mạc, chất phác.
+ Không ngại gian khó, hi sinh quên mình.
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời.
+ Đoàn kết yêu thương nhau.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh: các đồng chí đồng đội đoàn kết yêu thương lẫn nhau. Điều đó được thể hiện qua chi tiết: khi người lính hi sinh tại chiến trường, bạn bè vẫn luôn mang theo hình bóng, tên tuổi các anh bên cạnh “anh thành ngọn lửa/bạn bè mang theo”, các anh vẫn như còn hiện hữu trên chiến trường, vẫn là hình ảnh “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”. Nhân dân vẫn luôn tin yêu, luôn nhớ về các anh, các anh vẫn “ngồi lặng lẽ, ngồi rực rỡ” giữa thiên nhiên, giữa núi rừng, giữa lòng nhân dân và đồng đội.
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
“Đồng dao mùa xuân”, hiểu một cách đơn giản có nghĩa là cùng nhau ca hát về mùa xuân. Tuy nhiên với Nguyễn Khoa Điềm, bài thơ không chỉ là hát về mùa xuân mà còn hát về những người lính cụ Hồ đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc, để đất nước luôn tươi trẻ, tràn đầy sức sống như mùa xuân. Hát về mùa xuân chính là hát về những người lính anh dũng, hát bài hát niềm tin, hát lên sự lạc quan yêu đời.
* Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ
Đoạn văn tham khảo:
Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |