Là một tác phẩm lịch sử, nhưng Lá cờ thêu sáu chữ vàng lại được viết dựa trên sự tưởng tượng phong phú, sáng tạo độc đáo của nhà văn. Nổi bật nhất phải kể đến hình tượng người anh hùng tuổi nhớ nhưng đã nuôi chí lớn Trần Quốc Toản. Câu chuyện được mở đầu với “một giấc mơ thú vị” của cậu thanh niên Trần Quốc Toản. Trong mơ, cậu thấy được chính mình đã bắt sống tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên. Giấc mơ như là điềm báo cho một người có ý chí phi thường, tuy tuổi nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh cao cả của mình. Khi nghe nghóng được vua Trần Nhân Tông sẽ tới bến Bình Than họp bàn việc nước, cậu thanh niên nhỏ ấy đã quyết định cùng ngựa xuất phát đến gặp nhà vua. Trần Nhân Tông rất vừa ý với cậu nhóc này, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chỉ được vua thưởng cho cam quý, còn việc nước thì chưa cho dự. Trần Quốc Toản cảm thấy rất thất vọng, ấm ức, vừa đi vừa nghiến chặt răng, không biết từ bao giờ quả cam trong tay đã bị bót nát. Kể từ khi ấy, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ. Khi nghe tin quân giặc kéo đến, với lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” Quốc Toản cùng nhiều tráng sĩ anh dũng chiến đấu. Cuối cùng tin vui thắng trận về khắp bản làng, ai nấy đều reo hò vui mừng, mẹ Trần Quốc Toản nghẹn ngào xúc động khi thấy lá cờ sáu chữ đỏ chính tay mình thêu đang phấp phới bay cao.
cúc bn học tốt^^