Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ?
A. Tự do
C. Lục bát
B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
D. Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Câu thơ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Câu hỏi tu từ
B. Nhân hoá
C. Đối
D. So sánh
Câu 4. Các từ tượng hình được sử dụng trong bài thơ là
A. le te, lập lòe, phất phơ, đêm sâu
B. le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh
C. lập lòe, phất phơ, đỏ hoe, lóng lánh
D. le te, lập lòe, phất phơ, say nhè
Câu 5. Điểm giống nhau về đề tài của Thu ẩm và Thu điếu là
A. Đều viết về trời thu
B. Đều viết về ao thu
C. Đều viết về thiên nhiên mùa thu và nỗi lòng thi nhân
D. Đều viết về cuộc sống an nhàn, ẩn dật của thi nhân.
Câu 6. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực và 2 câu luận là
A. Phép đảo ngữ có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh mùa thu.
B. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.
C. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ "ai" nhấn mạnh màu xanh của bầu trời.
D. Biện pháp nghệ thuật nói quá "da trời ai nhuộm", "xanh ngắt" nhấn mạnh màu xanh của bầu trời.
Câu 7. Đáp án không phải giá trị nội dung của bài "Thu ẩm"?
A. Bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.
B. Bài thơ viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.
D. Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.