Tôi đã từng đọc rất nhiều bài thơ viết về thiên nhiên, nhưng có lẽ ấn tượng nhất trong tôi là bài thơ "Nắng hồng" của nữ thi sĩ Bảo Ngọc. Bài thơ được trích từ tập thơ "Gõ cửa nhà trời", một tập thơ rất nổi tiếng của bà. Đây là một bài thơ rất hay và đặc sắc. Bài thơ "Nắng hồng" có rất nhiều từ ngữ thể hiện được cảm xúc tò mò, thích thú trước sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời "Mặt trời trốn đi đâu/ Cây khoác tấm áo nâu/ Áo trời thì xám ngắt". Hình ảnh thơ rất phong phú, đa dạng. Đó là sự miêu tả về thiên nhiên khi giao mùa, là hoạt động của các loài vật “Se sẻ giấu tiếng hát/ Núp sâu trong mái nhà/ Cả chị ong chăm chỉ/ Cũng không đến vườn hoa…”. Dương như mọi thứ ngừng đọng lại bởi “Mưa phùn giăng đầy ngõ/ Bảng lảng như sương mờ”. Mưa và gió lạnh đến nỗi “Bếp nhà ai nhóm lửa/ Khói lên trời đung đưa”. Một bức tranh mùa đông lạnh giá, tê tái khiến con người và loài vật chỉ muốn chìm đắm trong sự ấm áp. Đăc biệt trong bài thơ nổi bật là hình ảnh mẹ “Mẹ bước chân đến cửa/ Mang theo giọt nắng hồng/ Trong nụ cười của mẹ/ Cả mùa xuân sáng bừng”. Mẹ như mang đến hơi ấm cho cả mùa đông lạnh giá. Từ đó cho ta biết yêu thương mẹ hơn. Như vậy bài thơ đã khép lại nhưng những dư âm về bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ vẫn còn đọng mãi trong tâm trí người đọc.