Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Quản lý đó là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các quy định, các chính sách, các nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Nói một cách khái quát: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra.
Quản lý học sinh, sinh viên là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hệ thống tổ chức quản lý HSSV thông qua các quy định, quy chế, các chính sách và bằng các phương pháp, biện pháp cụ thể, với những nội dung cụ thể nhằm đạt được các mục đích, yêu cầu của công tác HSSV.
Nội dung công tác quản lý học sinh sinh viên trong trường đại học, cao đẳng bao gồm: Công tác tổ chức hành chính (tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học; sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời; làm thẻ cho HSSV; tiếp nhận HSSV vào ở nội trú; thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV...); Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV (theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV; tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật HSSV; tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV”; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học; tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV; theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV…); Công tác y tế, thể thao; Thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV; Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; Thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú…
Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV trong trường đại học, cao đẳng gồm có Hiệu trưởng (Hiệu phó phụ trách công tác HSSV), đơn vị phụ trách công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm (cố vấn học tập, trợ lý) và lớp HSSV.
Muốn quản lý HSSV tốt, trước tiên người quản lý phải được đào tạo các kiến thức cơ bản về lĩnh vực này một cách có hệ thống, nắm được các qui luật khách quan về sự phát triển tâm lý, sinh lý của HSSV, biết vận dụng các qui luật kinh tế trong việc động viên khuyến khích HSSV... Bên cạnh đó người làm công tác quản lý HSSV còn phải biết và tạo ra và duy trì môi trường sư phạm mà ở đó mọi thành viên tham gia công tác HSSV cùng hợp tác để hoàn thành mục tiêu đào tạo đã đề ra.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |