lưỡng bội là 2n NST, tứ bội là 4n NST.
Trong cơ thể con người hay hầu hết sinh vật thì tồn tại một số lượng nhiễm sắc thể nhất định (ví dụ ở người là 46 nhiễm sắc thể), số lượng nhiễm sắc thể có ở sinh vật luôn là một số chẵn (bộ lưỡng bội 2n), các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể chứa đựng các thông tin di truyền mã hóa cho các tính trạng sinh vật đều tồn tại dưới dạng từng cặp tương đồng tức là 2n, trong đó luôn có từng cặp nhiễm sắc thể đi đôi với nhau. Chúng cũng thực hiện những chức năng tương đối giống nhau như chứa đựng thông tin di truyền cũng tương ứng nhau trên từng đoạn của nó.
Nói chung là thể lưỡng bội là một thể tự nhiên của cơ thể sinh vật muốn phát triển bình thường, đó là cơ chế tự nhiên của sinh giới và gồm những cặp nhiễm sắc thể tương đồng cấu tạo nên bộ nhiễm sắc thể lượng bội 2n.
Còn ở bộ nhiễm sắc thể tứ bội (đây là một dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể), dạng này ít gặp vì cơ chế hình thành khá là khó. Dạng đột biến này thường xảy ra ở thực vật là chủ yếu vì cơ thể thực vật dễ dàng thích nghi hơn và khi xuất hiện đa bội thể (số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của ½ bộ nhiễm sắc thể bình thường, nhưng lớn hơn 2) thì ở cơ thể thực vật thường sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, nói chung thể đa bội ở thực vật lợi nhiều hơn. Nhưng còn ở động vật khi xuất hiện thể đa bội sẽ không có cơ hội sống sót mà tồn tại như thế. Ta có thể thấy nếu đột biến số lượng nhiễm sắc thể xuất hiện chỉ ở một cặp nhiễm sắc thể làm cho cặp đó tăng hoặc giảm số lượng thì đã gây những hậu quả nghiêm trọng rồi nói chi đến toàn bộ!
Ở thể tứ nhiễm thì số lượng nhiễm sắc thể trong cơ thể sinh vật bị đột biến tăng lên gấp đôi và ở thể đột biến này thì cơ thể sinh vật vẫn có khả năng sinh sản bình thường (quá trình giảm phân bị ảnh hưởng bởi số lượng nhiễm sắc thể vẫn có khả năng phân chia đều). thường thấy nhất của dạng đột biến này là dưa táo hồng tứ bội (quả to hơn mà vẫn có hạt). Để tạo ra một thể tứ bội thì đây là một quá trình không đơn giản và phải phụ thuộc vào nhiều kĩ thuật hiện đại của di truyền học cần nhiều hóa chất và thuốc gây đa bội hóa.
nói chung:
- Thể lưỡng bội là thể tự nhiên của cơ thể sinh vật. thể tứ bội là một dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể tự nhiên.
- Thể lưỡng bội là cơ chế tự nhiên nên có thể tồn tại và phát triển bình thường. thể tứ bội là một thể phát sinh nên không thể tồn tại một cách tự nhiên và thường không phổ biến ở động vật (cũng như các dạng đột biến đa bội khác).
- Cả thể lưỡng bội và tứ bội đều có khả năng sinh sản (do quá trình giảm phân diễn ra bình thường).
- Thể lưỡng bội có số lượng nhiễm sắc thể bình thường và đặc thù cho sinh vật (2n). thể tứ bội có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi số nhiễm sắc thể bình thường (4n)
- Tuy nhiên nếu so sánh về lợi ích phát triển thì nếu thể đa bội tồn tại được (phần lớn ở thực vật) thì sẽ giúp cho sinh vật phát triển khá mạnh và đạt năng suất cao. Nhưng quá trình tạo thể tứ bội phức tạp và không xuất hiện phổ biến trong tự nhiên, chủ yếu là nhân tạo.