Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về một di sản văn hóa vật thể ở khu vực hn

tìm hiểu về một di sản văn hóa vật thể ở khu vực hn(4 ý nhé mí bạn)Môn:GDDP
1 trả lời
Hỏi chi tiết
62
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một di sản văn hóa vật thể ở khu vực Hà Nội có thể là:

1. Đền Ngọc Sơn: Đền Ngọc Sơn nằm trên hòn đảo nhân tạo giữa Hồ Hoàn Kiếm, là một trong những di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của Hà Nội. Đền được xây dựng vào thế kỷ 18 và có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam và Trung Quốc.

2. Chùa Một Cột: Chùa Một Cột là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ 11. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo với một ngôi đền nhỏ xây trên một cột đá, tượng trưng cho sự bất diệt và sự may mắn.

3. Nhà Hát Lớn Hà Nội: Nhà Hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc đẹp và quan trọng của Hà Nội. Được xây dựng vào thế kỷ 20, nhà hát mang phong cách kiến trúc Pháp cổ điển, với nhiều chi tiết tinh xảo và sang trọng. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật quan trọng của thành phố.

4. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một bảo tàng quan trọng về văn hóa dân tộc ở Hà Nội. Bảo tàng trưng bày và bảo quản nhiều hiện vật, tư liệu về các dân tộc thiểu số và văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đây là nơi để khám phá và hiểu sâu hơn về đa dạng văn hóa của dân tộc Việt Nam.
1
0
Tiến Dũng
06/10/2023 20:54:39
+5đ tặng

Tính đến tháng 11-2013, Hà Nội có 2.264 di tích được xếp hạng (1.176 di tích cấp quốc gia và 1.088 di tích cấp thành phố). Số di tích được xếp hạng quốc gia, tính đến thời điểm này nhiều nhất nước (1.176/3.231). Từ năm 2009 đến tháng 9-2013, có hơn 300 di tích được xếp hạng.

- Đến nay, Hà Nội có Di sản Văn hóa Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Di sản Tư liệu Thế giới là 82 bia Tiến sĩ Triều Lê-Mạc (1442 – 1779), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

- Đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 9 di tích quốc gia đặc biệt là: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý), Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Di sản Văn hóa thế giới), Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Khu di tích Cổ Loa, Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Di tích lịch sử Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ), Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm), Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì).

 

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Di sản Văn hóa Thế giới của HN

- Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm Hà Nội đầu tư gần 1.000 tỷ đồng cho tu bổ và chống xuống cấp di tích, trong đó kinh phí từ nguồn xã hội hóa chiếm hơn 30%.

- Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có gần 600 di tích bị xuống cấp ở các mức độ khác nhau. Tính trung bình mỗi di tích tu bổ, tôn tạo hết 10 tỷ đồng, thì trước mắt, Hà Nội cần có 6.000 tỷ đồng.

- Thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 11/2011/QĐ- UBND ngày 2-3-2011 Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; trong đó về quản lý di tích việc phân cấp được phân cấp như sau:

+ Thành phố quản lý 12 di tích tiêu biểu gồm: Thành cổ Hà Nội, Khu Di tích Cổ Loa; Khu Tưởng niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc, Nhà lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò, Nhà lưu niệm 48 Hàng Ngang, Nhà lưu niệm 5D Hàm Long, Đền Bà Kiệu, Nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm, Di tích đền Ngọc Sơn và Khu tượng đài Vua Lê, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Láng, Bích Câu đạo quán.

+ Quận, huyện, thị xã quản lý các di tích còn lại, ngoài các di tích do Thành phố quản lý.

+ Xã, phường, thị trấn quản lý các di tích do quận, huyện, thị xã ủy quyền (trừ các di tích đã được xếp hạng).

- Chương trình số 04-CTr/TU ngày 18-10-2011 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011 – 2015” xác định nhiệm vụ về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô đến năm 2015 là: “Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của Thủ đô; phục hồi, phát huy có chọn lọc các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu, một số lễ hội truyền thống, các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian. Hoàn thành dự án điều tra, thống kê phân loại, đánh giá hệ thống di sản Thủ đô. Xây dựng cơ chế tạo nguồn lực phục vụ tôn tạo, tu bổ hệ thống di tích đang xuống cấp. Xây dựng và triển khai đề án tổng kiểm kê khoa học văn hóa phi vật thể Hà Nội, đề cử danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Xây dựng một số dự án bảo tồn, tôn tạo di sản tiêu biểu, như: Làng cổ Đông Ngạc (Từ Liêm); phát huy hiệu quả giá trị “Không gian lễ hội Gióng” (Gia Lâm, Sóc Sơn), Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, 82 bia Tiến sỹ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu Di tích Cổ Loa, Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) để phục vụ du lịch và đời sống dân dân”.

 

Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội)

- Điều 11”Bảo tồn và phát triển văn hóa” tại Luật Thủ đô, được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21- 11- 2012 quy định:

Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.

Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:

+ Khu vực Ba Đình;

+ Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long; Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;

+ Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;

+ Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;

+ Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;

+ Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành: Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô; Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể.

- Ngày 4-12-2013, Kỳ họp thứ 8, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khoá XIV đã thông qua Nghị quyết về việc ban hành Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ  đô:

+ Danh mục Phố cổ gồm 79 phố (tập trung chủ yếu ở quận Hoàn Kiếm).

+ Danh mục làng cổ gồm 1 làng là làng Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (gồm các thôn: Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Lâm, Đông Sàng, Đoài Giáp và khu vực phụ cận là các thôn Phụ Khang, Hưng Thịnh, Văn Miếu, Hà Tân).

 

Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông)

+ Danh mục làng nghề truyền thống tiêu biểu có 7 làng: Làng nghề Sơn khảm thôn Ngọ (Phú Xuyên), Làng nghề Sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), Làng nghề Mây tre đan thôn Phú Vinh (Chương Mỹ), Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức), Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông), Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), Làng nghề Gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (Đông Anh).

+ Danh mục biệt thự cũ có 225 biệt thự cũ (tập trung tại các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ).

+ Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 có 41 công trình.

+ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể có 2 di sản là: Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, hát Ca trù.

 Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố rà soát, trình Hội đồng nhân dân thành phố điều chỉnh danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.

-  Năm 2013, Di sản văn hóa Hà Nội tiếp tục nhận được sự đánh giá cao của các tổ chức khác nhau trong khu vực và quốc tế .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư