Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình. Đây là một đức tính tốt đẹp và truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Bất cứ người con, người cháu nào cũng phải tồn tại và trau dồi đức tính này.
Lòng hiếu thảo được thể hiện ở việc đối xử tốt với ông bà, cha mẹ cũng như các hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra, thái độ tôn trọng, sự cảm thông và thấu hiểu cho khoảng cách thế hệ cũng là một biểu hiện của lòng hiếu thảo. Sự hiếu thảo phải xuất phát từ sự chân thành, không toan tính, vụ lợi.
Cha mẹ, tổ tiên là người đã sinh thành nên chúng ta. Họ là người đã trao tặng cho ta cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, được ước mơ, được học tập hết mình. Có lẽ, không phải người cha, người mẹ nào cũng thể hiện rõ tình yêu dành cho con cái nhưng tấm lòng cùng đức hi sinh của họ thì vô cùng vĩ đại. Họ cống hiến cả cuộc đời, âm thầm chịu đựng những khó khăn để cho con những điều tốt đẹp nhất. Vậy nên, đã là con cái, việc hiếu thảo với cha mẹ cần được đặt lên hàng đầu.
Lòng hiếu thảo đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ gia đình và tập thể. Cha mẹ luôn yêu thương và quan tâm đến con cái, đồng thời, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng, quan tâm và chia sẻ với ông bà và cha mẹ bằng tấm lòng chân thành và tự nguyện. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về tâm lý đấng sinh thành để có thể tôn trọng và cảm thông, thay vì chỉ tính toán hơn thua, tranh chấp vụ lợi. Đó chính là tinh thần của đạo làm con. Không chỉ vậy, lòng hiếu thảo sẽ giúp mỗi người tìm ra được động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Từ đó, ta có thể gieo mầm niềm tin vào những điều tốt đẹp và xóa sổ lối sống ích kỷ và vô ơn. Việc hình thành một lối sống nề nếp và lòng tôn trọng cao quý sẽ góp phần hình thành một xã hội nhân văn và tiến bộ. Chữ hiếu luôn được xem như một thước đo nhân cách của từng cá nhân, gia đình và một xã hội. Người sống hiếu thảo với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình sẽ luôn được yêu mến, kính trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương cho lòng hiếu thảo. Mẹ Bác ra đi khi Bác chỉ mới là một cậu bé. Khi trở thành một người thanh niên, Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Thời gian Bác bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài quá lâu. Đến khi đất nước được đón Bác trở về, Người đã là một ông cụ râu tóc bạc phơ. Sau bao năm tháng xa quê, Bác vẫn nhớ về quê hương và đến thăm lại ngôi nhà tranh ở làng Sen, nhớ về những ngày tháng thơ ấu bên cha mẹ. Người là tấm gương sáng, cho thấy tình yêu gia đình cùng lòng hiếu thảo đã hóa thành lí tưởng với non sông, đất nước.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn nhiều con người không có lòng hiếu nghĩa, họ không nhận thức được tầm quan trọng của gia đình và không tôn trọng công lao của cha mẹ dành cho họ. Thậm chí, còn có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ già, tranh chấp tài sản cha mẹ khi cha mẹ đang lúc lâm nguy. Có biết bao vụ án thương tâm đã xảy ra khi cha mẹ phải lìa xa cõi đời bởi chính đứa con mà mình yêu thương nhất. Những cá nhân như vậy cần nhận một hình phạt thích đáng và bị bài trừ ra khỏi xã hội, đó là một tội lỗi không thể tha thứ.
Lòng hiếu thảo luôn là nét đẹp truyền thống và cao quý cần phải trân trọng, giữ gìn trong mỗi gia đình. Bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ khôn lớn, chúng ta sẽ trở thành những người cha, người mẹ. Cuộc đời vốn dĩ luôn xoay vòng trong chữ hiếu và đạo hiếu. Cho nên những người làm con, làm cháu nên làm tròn đạo hiếu ngay bây giờ để không phải hối tiếc muộn màng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |