Câu 2:
Bức tường là chất rắn, mà các “hạt” cấu tạo nên chất rắn được sắp xếp chặt chẽ do đó chúng ta không thể đi xuyên qua được.
Câu 3:
Sự nóng chảy
+ Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định .Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.
+ Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Sự đông đặc
+Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
+ Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc.
+ Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
Sự bay hơi
+ Sự bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
+ Khi nhiệt độ tăng thì sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
Sự ngưng tụ
+ Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
+ Khi nhiệt độ giảm thì sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn.
Sự sôi
+ Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
+ Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
+ Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của vật không thay đổi.
Ví dụSự bay hơi: Ở 100 độ C, nước bay hơi thành hơi nước
Sự ngưng tụ: Ở nhiệt độ thường, hơi nước ngưng tụ thành nước
Sự nóng chảy: Trên 0 độ C, đá nóng chảy thành nước
Sự đông đặc: Từ 0 độ C trở xuống, hơi nước đông đặc thành đá
Sự sôi: Khi đun nước ở 100 độ C, nước sẽ nổi bong bóng và sủi bọt, có hơi nước thoát ra
Chủ đề 4
Câu 1:
Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
- Vai trò của không khí với sự sống:
Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, …
Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.
Khí cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.
Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.
- Trong sự sống:
Các loài động, thực vật cần có oxy để duy trì sự sống và phát triển, …
Con người nếu không có oxy để thở cũng không tồn tại được.
- Trong sự cháy:
Đốt ngọn nến trong chiếc hộp kín, khi lượng oxy trong hộp hết thì cây nến sẽ tắt dần.
Đốt ngọn nến trong không khí, thì lượng oxy trong không khí sẽ giúp ngọn nến cháy rất lâu.
Câu 2:
Những biện pháp phòng cháy trong gia đình:
- Không tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình gas mini, ….
- Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động, các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra và sử dụng các thiết bị điện đúng kĩ thuật.
- Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas.
- Việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã vào những ngày lễ, Tết tại mỗi gia đình cần cách xa những nơi có chứa chất nguy hiểm cháy, nổ; có người canh để chống cháy lan.
câu 3:
Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh, ta sẽ thấy 1 lớp sương mù. Lớp sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng tụ lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.
Thành phần chính của không khí gồm: khí ô-xi, khí ni-tơ
Câu 4:
Một số hoạt động của con người gây ra ô nhiễm không khí:
+ Sử dụng phương tiện cá nhân ( xe máy, ô tô)
+ Nấu ăn bằng bếp than tổ ong ...
+ Đốt rơm rạ trên cánh đồng, đốt rừng làm rẫy …
+ Khí khải từ các xí nghiệp, nhà máy...
Vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.
Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rữa bốc ra mùi hôi thối và khí độc.
Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít phải.
Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
Thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác , tránh bị ô nhiễm môi trường.
Cánh rừng xanh tốt, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.