Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Điều đáng mừng là các văn kiện Đại hội XI của Đảng bàn tới phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên nhận thức có chất lượng khoa học và cách mạng quan điểm này thì phải cần đến các nhà khoa học có tâm huyết, có trách nhiệm với sự sống còn của đất nước, của chế độ bởi vấn đề không phải chỉ là phát triển hay văn hóa, mà là chính trị. Đó là một góc nhìn về văn hóa chính trị.
Điều này không mới. Khổng Tử vĩ đại đã đề cập tới mà có nhà nghiên cứu cho rằng đó là tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phương Đông. Từ tháng 5-1921, trên Tạp chí Cộng sản, Hồ Chí Minh đã trân trọng dẫn lại lời Khổng Tử. Xin được dẫn nguyên văn: "Khổng Tử vĩ đại (551 trước C.N) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ông từng nói: thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu, chỉ sợ có không đều. Bình đẳng sẽ xóa bỏ nghèo nàn, v.v...
Học trò của Khổng Tử là Mạnh Tử, tiếp tục tư tưởng của thầy và vạch ra một kế hoạch chi tiết để tổ chức sự sản xuất và tiêu thụ. Sự bảo vệ và phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và lao động cưỡng bức đối với người lớn, sự lên án nghiêm khắc thói ăn bám, sự nghỉ ngơi của người già, không có điều gì đề án của ông không đề cập đến. Việc thủ tiêu bất bình đẳng về hưởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người, đấy là đường lối kinh tế của vị hiền triết.
Trả lời một câu hỏi của vua, ông đã nói thẳng thắn: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”(1).
Tư tưởng Khổng, Mạnh như đã nói, có nghiên cứu cho rằng đó là tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phương Đông, đã được Hồ Chí Minh khai thác, chọn lọc tiếp thu như Các Mác đã tiếp thu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp thế kỷ XIX của Xanh Ximông, Ôoen, Phuriê.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp là tiền đề khoa học và lý luận (cùng với tiền đề kinh tế và tiền đề chính trị - xã hội) để hình thành chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhưng một thời gian dài, do không trở lại một cách nghiêm túc những tiền đề đó, nên có lúc chúng ta ngộ nhận, chủ quan, không phác họa được đầy đủ bức tranh phát triển bền vững ở Việt Nam; chúng ta không lường hết được hậu quả khôn lường khi tư duy chỉ nghĩ về tăng trưởng kinh tế.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |