Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về cổ tích dân gian

Kể về cổ tích dân gian
mà em yêu thích nhất 

 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
32
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cổ tích dân gian là những câu chuyện truyền miệng được truyền từ đời này sang đời khác trong dân gian. Mỗi câu chuyện cổ tích đều mang một thông điệp sâu sắc và giá trị nhân văn. Trong số rất nhiều câu chuyện cổ tích dân gian, câu chuyện mà em yêu thích nhất là "Cô bé Lọ Lem".

"Cô bé Lọ Lem" kể về một cô gái trẻ mồ côi cha mẹ, sống cùng mẹ kế và hai chị em kế. Cô bé bị bà mẹ kế và hai chị em kế hãm hại, bị đối xử tàn nhẫn và bị giam cầm trong nhà. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của một nàng tiên, cô bé có cơ hội tham dự bữa tiệc hoàng gia và gặp được hoàng tử. Nhờ chiếc giày thủy tinh, hoàng tử tìm được cô bé và họ sống hạnh phúc mãi mãi.

Câu chuyện "Cô bé Lọ Lem" mang đến cho em nhiều bài học quý giá. Đầu tiên, nó nhắc nhở em về tình yêu thương gia đình. Dù bị đối xử tàn nhẫn, Lọ Lem vẫn giữ lòng nhân hậu và không trả đũa. Thứ hai, câu chuyện cho thấy rằng công bằng và đức tin sẽ chiến thắng. Mặc dù cô bé bị áp bức, nhưng cuối cùng, cô bé được công nhận và được sống hạnh phúc bên hoàng tử. Cuối cùng, câu chuyện cũng khuyến khích em luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp và hy vọng trong cuộc sống.

"Cô bé Lọ Lem" là một câu chuyện cổ tích dân gian đầy cảm hứng và ý nghĩa. Nó giúp em hiểu rõ hơn về tình yêu thương, công bằng và hy vọng. Câu chuyện này luôn là một trong những câu chuyện em yêu thích nhất và sẽ luôn ở trong trái tim em.
1
0
Phonggg
20/10/2023 20:41:34
+5đ tặng

Cuối tuần vừa rồi, em cùng bạn đến thư viện để đọc truyện. Ở đó, em đã đọc được nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa. Nhưng câu chuyện làm em ấn tượng nhất chính là truyền thuyết Thánh Gióng.

Câu chuyện kể về Thánh Gióng - một anh hùng có cuộc đời chứa nhiều điều kì bí, huyền ảo. Theo truyện, Thánh Gióng sinh sống ở đời Hùng Vương thứ sáu. Gióng được mẹ sinh ra sau khi mang thai mười hai tháng. Bởi bà đã ướm thử bàn chân của mình lên một vết chân rất to. Khi sinh ra, Gióng có ngoại hình rất khôi ngô nên bố mẹ cậu mừng lắm. Thế nhưng lạ thay, mãi đến khi cậu lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chưa biết đi, cứ đặt đâu là cậu nằm im ở đấy.

Cùng lúc đó, giặc Ân ở phía Bắc lại đem quân xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh như nước lũ khiến cho nhà vua vô cùng lo lắng. vì vậy, vua sai sứ giả đi khắp cả nước tìm người tài giúp nước. Khi sứ giả đi ngang qua nhà Gióng, thì Gióng tự nhiên cất tiếng bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Trước sự ngỡ ngàng của sứ giả và mẹ, Gióng bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sau đó, nhà vua đã truyền thợ làm gấp những vật này. Từ lúc gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không đủ no, áo vừa mặc vào đã căng đứt chỉ. Cả làng xóm đã cùng bố mẹ Gióng góp gạo nuôi lớn cậu, vì ai cũng mong cậu nhanh lớn để đánh giặc cứu nước.

Ngay khi tình hình đất nước rơi vào lâm nguy vì giặc Ân đã đến chân núi Trâu thì những vật Gióng yêu cầu cũng được làm xong và đưa đến chỗ cậu. Thánh Gióng đứng dậy vươn vai phút chốc biến thành một tráng sĩ. Cậu mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm gậy sắt đánh đuổi quân thù. Khiến chúng hoảng sợ bỏ chạy. Trên đường, khi roi sắt bị gãy thì gióng đã nhổ những cụm tre ngà để đánh giặc. Cậu đánh đuổi mãi đến khi đất nước sạch bóng quân giặc thì mới ngừng lại. Khi đến chân núi Sóc, Thánh Gióng để lại áo giáp trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Khi em cất truyện vào giá sách, lòng cứ tần ngần. Thấy vậy, cô thủ thư đã cùng em trò chuyện về Thánh Gióng. Cô bảo, câu chuyện này đã thể hiện những suy nghĩ và ước mơ của nhân dân ta từ những ngày xa xưa về hình ảnh người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Hơn nữa, cô còn giới thiệu với em về những tương truyền thú vị phía sau truyền thuyết này. Rằng đến nay ở làng Phù Đổng, vẫn còn đến thờ Thánh Gióng. Rằng những bụi tre ngà do bị ngựa của Gióng phun lửa vào mới có màu vàng óng. Rằng vết chân ngựa sắt ngày xưa đã tạo nên nhiều ao, hồ. Sau hôm đó, em có thêm sở thích mới là tìm hiểu những truyền thuyết về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bích Phạm Ngọc
20/10/2023 20:41:34
+5đ tặng

Mỗi lần về thăm bà , em luôn được nghe bà kể nhưng câu chuyện cổ tích , và Thạch Sanh là một trong những câu chuyện mà em nhớ nhất .

Chuyện kể về đôi vợ chồng già nhưng chưa có con, họ rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Thấy thương cảm Ngọc Hoàng phái Thái tử đầu thai làm con, gọi là Thạch Sanh. Hai vợ chồng tuổi cao sức yếu đã sớm qua đời chỉ còn Thạch Sanh vừa khôn lớn phải sống một mình cạnh gốc đa hành nghề kiếm củi.

Một hôm người hàng rượu Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe như voi nên đã gạ kết nghĩa anh em. Thạch Sanh cảm động, vui vẻ đồng ý.

Bấy giờ có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, chuyên ăn thịt người, mỗi năm phải cúng mạng người cho nó. Lần này đến lượt Lý Thông, hắn bèn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay mình. Thạch Sanh thật thà nhận lời, đến đêm thì chằn tinh xuất hiện, bằng tài nghệ chàng dễ dàng hạ nó. Nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Chàng chặt đầu nó và nhặt bộ cung tên xách về. Lý Thông thấy vậy liền cướp công, nhà vua phong hắn chức Quận công.

Vua mở hội kén rể cho công chúa, đột nhiên nàng bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh thấy đại bàng quắt người bèn lấy cung bắn nó bị thương, lần theo vết màu tìm được hang ổ. Lý Thông lại tìm đến nhờ Thạch Sanh dẫn đường đi cứu công chúa. Khi cứu được người, hắn ta sai người lấp hang nhốt chàng hòng cướp công. Ở trong hang, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề, nhà vua tặng cho cây đàn thần. Chàng lại trở về gốc đa.

Hồn chằn tinh và đại bàng báo thù Thạch Sanh bằng cách ăn cắp của cải mang đến gốc đa, chàng bị bắt vào ngục.

Công chúa từ khi về cung bỗng bị câm, không ai chữa khỏi được. Trong ngục tối Thạch Sanh lấy đàn ra gảy, công chúa lập tức khỏi bệnh. Chàng được minh oan, mẹ con Lý Thông được tha cho về quê làm ăn nhưng trên đường về bị sét đánh hóa thành thạch bọ hung.

Lễ cưới công chúa và Thạch Sanh diễn ra long trọng. Hoàng tử các nước chư hầu thấy thế rất tức giận đem quân đến đánh. Thạch Sanh mang đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước chư hầu. Thiết đãi cơm niêu thần ăn mãi không hết khiến người người cúi lạy. Về sau, nhà vua không có con trai đã nhường ngôi cho Thạch Sanh, chàng và công chúa sống hạnh phúc bên nhau.

Đây là một câu chuyện kết thúc có hậu, và nó còn dạy cho em bài học: ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - một bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu sau này .

Bích Phạm Ngọc
CHẤM 5 ĐIỂM GIÚP CHỊ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư