Câu 7. Trong nền kinh tế thị trường, khi thu nhập trung bình của người tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hoá dịch vụ
A. luôn cân bằng nhau. B. không thay đổi. C. có xu hướng tăng. D. không biến động.
Câu 8. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho cầu về hàng hóa tăng lên từ đó thúc đẩy cung về hàng hóa
A. không đổi. B. giảm xuống. C. tăng lên. D. giữ nguyên.
Câu 9. Trong nền kinh tế thị trường, khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã thì nền kinh tế đó ở vào trạng thái
A. lạm phát toàn diện. B. lạm phát vừa phải. C. lạm phát phi mã. D. siêu lạm phát.
Câu 10. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào dưới đây?
A. Cầu tăng. B. Cung = cầu. C. Cung < cầu. D. Cung > cầu.
Câu 11. Trong đời sống xã hội, việc người lao động dành những thời gian rảnh để vào làm một công việc mà pháp luật không cấm và mang lại thu nhập cho bản thân thì hoạt động đó được gọi là
A. việc làm không ổn định. B. việc làm phi lợi nhuận.
C. việc làm chính thức. D. việc làm bán thời gian.
Câu 12. Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ vừa phải thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thường tăng ở mức độ
A. không xác định. B. một con số. C. hai con số trở lên. D. không đáng kể.
Câu 13. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Giá cả. B. Năng suất lao động. C. Nguồn lực. D. Chi phí sản xuất.
Câu 14. Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của khái niệm
A. khủng hoảng. B. lạm phát. C. thu nhập. D. thất nghiệp.
Câu 15. Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?
A. Giảm thuế. B. Cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động.
C. Tăng thuế. D. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.
Câu 16. Ngành H thay đổi phương thức sản xuất nên một số lao động bị mất việc, trong trường hợp này người lao động thuộc loại thất nghiệp nào?
A. Thất nghiệp tạm thời. B. Thất nghiệp chu kì.
C. Thất nghiệp cơ cấu. D. Thất nghiệp cơ cấu.
Câu 17. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát phi mã?
A. Là lạm phát mà ở đó nền kinh tế lâm vào hủng hoảng.
B. Là lạm phát gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế.
C. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng.
D. Là lạm phát 2 - 3 con số (10% − 1000% hàng năm).
Câu 18. Việc mở rộng quy mô và chất lượng các trường dạy nghề là sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra nguồn lao động dồi dào để phát triển
A. du lịch giá rẻ. B. thị trường việc làm.
C. xuất khẩu hàng hóa. D. tăng thu ngân sách.
Câu 19. Trong đời sống xã hội, việc người lao động dành toàn bộ thời gian vào làm một công việc mà pháp luật không cấm và mang lại thu nhập cho bản thân thì hoạt động đó được gọi là
A. việc làm bán thời gian. B. việc làm không ổn định.
C. việc làm phi lợi nhuận. D. có việc làm chính thức.
Câu 20. Trong nền kinh tế thị trường, nếu giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất như tiền công, giá nguyên vật liệu, tiền thuê đất,... tăng thì sẽ tác động như thế nào đến cung hàng hóa?
A. Cung bằng cầu. B. Cung tăng lên. C. Cung không đổi. D. Cung giảm xuống.
Câu 21. Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tương ứng với mức giá cả được xác định trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là
A. cung. B. cầu. C. lạm phát. D. thất nghiệp.
Câu 22. Việc nhiều chủ sản xuất và kinh doanh hàng giả là phản ánh nội dung nào dưới đây của việc cạnh tranh không lành mạnh?
A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp.
C. Làm cho môi trường suy thoái. D. Triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh.
Câu 23. Khi tham gia vào thị trường lao động, người mua sức lao động còn có thể gọi là
A. cầu về sức lao động. B. giá cả sức lao động. C. tiền tệ sức lao động. D. cung về sức lao động.
Câu 24. Khi nền kinh tế ở trạng thái siêu lạm phát thì nền kinh tế đó lâm vào
A. trạng thái phát triển. B. trạng thái sụp đổ.
C. trạng thái đứng im. D. trạng thái khủng hoảng.
Câu 25. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi
A. cung tăng. B. cầu tăng. C. cung giảm. D. cầu giảm.
Câu 26. Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. B. Kiểm soát tăng trưởng kinh tế.
C. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh. D. Hạn chế sử dụng nhiên liệu.
Câu 27. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Giảm thiểu chi phí sản xuất. B. Tăng quy mô quảng cáo.
C. Bán hàng giả gây rối thị trường. D. Tiếp cận bán hàng trực tuyến.
Câu 28. Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn luôn có sự
A. ký kết. B. thỏa hiệp. C. thỏa mãn. D. ganh đua.
Câu 29: Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh kinh tế?
A. Mặt hạn chế của cạnh tranh. B. Nguyên nhân của cạnh tranh.
C. Vai trò của cạnh tranh. D. Mục đích của cạnh tranh.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |