Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn thuyết minh về hiện tượng mưa đá

Hay viết một đoạn văn thuyết minh về hiện tượng mưa đá
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
713
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Mưa đá là một hiện tượng thời tiết khá đặc biệt và thường xảy ra trong những ngày nắng nóng. Khi mây đen bao phủ trời và không khí trở nên nóng bức, những hạt mưa đá sẽ xuất hiện và rơi xuống mặt đất.

Hiện tượng mưa đá thường xảy ra khi có sự kết hợp giữa hai yếu tố quan trọng: sự tăng nhiệt độ cao và sự tạo ra của mây cumulonimbus. Khi không khí trở nên nóng bức, nó sẽ tạo ra một lực đẩy lên các hạt mây, đẩy chúng lên cao và tạo thành mây cumulonimbus. Mây cumulonimbus có khả năng tạo ra mưa đá do sự tạo ra và phân tách của các hạt mưa trong mây.

Khi mưa đá xảy ra, những hạt đá có kích thước khác nhau sẽ rơi xuống mặt đất. Kích thước của hạt mưa đá có thể từ nhỏ như hạt gạo đến lớn như quả bóng tennis. Những hạt mưa đá lớn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng, động vật và cơ sở hạ tầng. Chúng có thể làm gãy cành cây, phá hỏng mái nhà và làm hư hỏng các phương tiện giao thông.

Mưa đá cũng có thể tạo ra âm thanh lớn và hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Khi những hạt mưa đá rơi xuống mặt đất, chúng tạo ra âm thanh giống như tiếng sấm và có thể làm rung chuyển không gian xung quanh. Đồng thời, khi ánh sáng mặt trời chiếu qua những hạt mưa đá, chúng tạo ra hiệu ứng ánh sáng đặc biệt, tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt và kỳ thú.

Mưa đá là một hiện tượng thời tiết đặc biệt và có thể gây ra những tác động không mong muốn. Để đối phó với hiện tượng này, người ta thường cần chuẩn bị và bảo vệ cây trồng, động vật và cơ sở hạ tầng khỏi những hạt mưa đá lớn. Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin thời tiết và cảnh báo từ các cơ quan chuyên gia cũng rất quan trọng để có thể đối phó và ứng phó tốt với hiện tượng mưa đá.
2
0
Thắng
04/11/2023 21:59:47
+4đ tặng

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh. Ở Thành phố Hồ Chí Minh lại cũng xuất hiện mưa đá tương tự như ở vùng núi phía Bắc vào tháng 6 năm 2022.[1]

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa đá này là do áp cao cận nhiệt đới lấn tây, đẩy lượng ẩm lớn từ biển về phía đất liền, trong khi áp cao cận nhiệt cũng tạo thời tiết nắng nhiều, nhiệt độ không khí cao. Với điều kiện nhiệt ẩm cao, không khí có sự bất ổn định lớn, xáo trộn rất mạnh, dòng không khí chuyển động đi lên đưa khối mây nóng ẩm lên rất cao, vượt qua tầng đối lưu. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cho đến mức 0 độ C, hơi nước bị ngưng kết và đóng băng, khi hạt đủ lớn, thắng được lực trọng trường rơi xuống đất thì gọi là mưa đá.

Tác hại

Trong cơn dông mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc kèm theo mưa đá, sức tàn phá hết sức khủng khiếp do gió mạnh và xoáy gây ra.

Ngoài gió rất mạnh ra thì bản thân những hòn mưa đá cũng có khi gây ra sập nhà, tàn phá cây cối, thậm chí gây chết người. Vì vậy mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Những trận mưa lớn trong lịch sử

Những viên đá to bằng quả trứng gà còn sót lại sau trận mưa ngày 27-3 tại thị trấn của huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) - Ảnh: Quốc Hồng

Cũng tại Mỹ, trận mưa đá gây thiệt hại lớn nhất diễn ra vào ngày 10-4-2001 ở Kansas và Illinois gây thiệt hại khoảng 2,4 tỉ USD.

Những trận mưa đá chết chóc nhất thế giới (và cũng có thể là trận lớn nhất) xảy ra tại cao nguyên Deccan ở bắc Ấn Độ và Bangladesh. Trận mưa đá ngày 14-4-1986 ở Bangladesh với cục đá nặng nhất được đo là 2,25 pound (1kg). Kích thước của đá không được đo lại mặc dù các tin tức mang tính giai thoại quả quyết rằng cục đá lớn bằng cỡ trái bí đỏ. Tổng cộng 92 người đã thiệt mạng sau trận mưa đá khủng khiếp này. Còn trận mưa đá ở Moradabad và Beheri của Ấn Độ ngày 30-4-1888 đã khiến 246 người thiệt mạng, được coi là trận mưa đá chết chóc nhất trong lịch sử.

Tại Trung Quốc, một báo cáo được cho là đáng tin cậy nói ít nhất 200 người đã thiệt mạng trong trận mưa đá ngày 19-6-1932 ở tỉnh Hồ Nam. Còn tại tỉnh Hà Nam, trận mưa đá ngày 19-7 đã khiến 25 người thiệt mạng.

Những có dấu hiệu mưa đá xảy ra bằng

·         Đám mây có dạng như hình bầu vú đen sẫm lại.

·         Gió thổi và giông mạnh với các tiếng ù ù, ầm ầm liên tục.

·         Nhiệt độ không khí giảm mạnh.

·         Tiếng động mưa rơi rơi mái nhà phát ra lớn.\

Tóm lại mưa đá là một thiên tai gây nhiều thiệt hại lớn về kinh tế , thiệt hại về người đã khiến những người ở lại đau thương .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Lê Nhi
04/11/2023 22:05:59
+4đ tặng

Mưa đá là gì?

Nước mưa đông tụ thành những tảng đá, cục băng có đa dạng kích thước, hình dáng và rơi xuống được gọi là mưa đá. Hiện tượng này bị ảnh hưởng bởi các đám mây giông gây ra, các đợt Frông lạnh cực mạnh tràn về nhanh. Kích thước của mưa đá khoảng 5mm đến hàng chục cm

Mưa đá xảy ra trong khoảng 5 - 30 phút và thường rơi xuống cùng với mưa rào. Hiện tượng thường xuất hiện ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi, kể cả mùa mưa hay mùa hè.

Tại sao lại có mưa đá?
 

Khi các dòng không khí đối lưu hay nói cách khác là dòng không khí lên suốt liên tục thì sẽ hình thành mưa đá. Điển hình như các tháng thay đổi giữa mùa lạnh sang mùa nóng hoặc ngược lại.

Nếu nhiệt độ trong những đám mây lạnh hơn - 20 độ C, thì hơi nước trong mây sẽ tạo thành những hạt băng nhỏ và rơi xuống. Hạt băng nhỏ rơi xuống gặp tầng mây thấp hơn biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C.

Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao, đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh lên tầng trên của đám mây. Chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống thấp.
 

Khi mưa đá rơi xuống tầng mây thấp sẽ được bao bọc thêm một lớp màng nước và chịu sự tác động của không khí bốc lên cao. Đến một lúc nào đó, các luồng khí không giữ được mưa đá nữa thì sẽ rơi xuống mặt đất và hình thành các cơn mưa đá.

Các dạng mưa đá

- Mưa dạng hạt băng: Còn gọi là mưa đá nhỏ, thường có hình cầu, hình nón với đường kính khoảng 5mm.

- Mưa dạng hạt nước đá: Hình dạng không đều, hình nón và hình cầu với đường kính dao động khoảng 5 - 50mm, rơi xuống từ đám mây, có thể rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.

Dấu hiệu nhận biết sắp xảy ra mưa đá

- Đám mây có dạng như hình bầu vú đen sẫm lại.

- Gió thổi và giông mạnh với các tiếng ù ù, ầm ầm liên tục.
 

- Nhiệt độ không khí giảm mạnh.

- Tiếng động mưa rơi rơi mái nhà phát ra lớn. 

Ảnh hưởng của mưa đá đến đời sống

- Đối với con người: Nặng có thể dẫn đến tử vong bởi khối lượng của mưa đá lớn và rơi với tốc độ nhanh. Thậm chí, mưa đá còn gây thủng mái tôn, sập nhà cửa, hư hỏng xe cộ, các công trình thi công cũng bị ảnh hưởng.

- Đối với động vật: Động vật chết hàng loạt do không chịu nổi không khí lạnh lẽo và mưa đá rơi trúng. 

- Đối với thực vật: Các loại cây trồng, hoa quả sẽ bị dập nát, gãy cây, gãy cành, không thể phát triển tốt. Đất bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh khiến cây khó sinh sôi, nảy nở, từ đó làm mất cân bằng thảm thực vật.
 

Cách phòng tránh, giảm thiểu tác hại của mưa đá

- Đối với cây trồng, hoa quả: dựng mái che chắc chắn để bảo vệ chúng, giúp hạn chế những tác động khi mưa đá rơi xuống.

- Mái nhà: Thường xuyên kiểm tra và gia cố lại mái. Ở những nơi thường xuyên xảy ra mưa đá, bạn nên sử dụng mái có chất liệu chịu được va đập tốt, cách âm,... và làm mái nhà dốc xuống hai bên.

- Kiểm tra nhà cửa: xem xét kết cấu khung mái, xà gồ có chắc chắn và được gia cố cẩn thận chưa. Nếu chưa chắc chắn hãy xây dựng lại để cải thiện và đảm bảo sự an toàn cho mái ấm của mình.

- Các biện pháp khác: nếu trận mưa đá lớn và kéo dài trong thời gian dài, ta có thể trú dưới gầm bàn, giường, tìm vật cứng để che đầu,... nhằm tránh thiệt hại về người.
 

- Kiểm tra chất lượng nước: trong mưa đá có chứa một lượng độc tố gây hại đến sức khỏe con người. Bạn nên kiểm trả chất lượng nước trước khi sử dụng hay sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn, tránh gây các bệnh dị ứng về da. 

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k