Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Yêu và đồng cảm
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
- Văn bản Yêu và đồng cảm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.
- Sống vốn đơn thuần là tập văn - họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả
2. Bố cục
4 phần:
- Phần 1: đoạn 1 + 2: những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về lòng đồng cảm
- Phần 2: đoạn 3: cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm
- Phần 3: đoạn 4 + 5: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ
- Phần 4: đoạn 6: thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em
- Những câu nói về trẻ thơ:
+ Trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm
+ Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,.... Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.
+ Bản chất của trẻ em là nghệ thuật
+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người
- Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp.
2. Tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật
- Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.
- Dẫn chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.
- Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.
- Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ.
3. Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ.
- Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là giàu lòng đồng cảm.
- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở tác giả phát hiện “bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”. Trẻ em không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thành sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu. Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hồn nhiên cây cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chung chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều.
4. Giá trị nội dung
- Cho thấy lòng đồng cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người và tác động đến cả vạn vật xung quanh
- Khẳng định giá trị và ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với con người, giúp cuộc sống nhiều cảm xúc và con người có thể gần gũi, gắn kết nhau hơn
- Lòng đồng cảm không chỉ giữa con người với nhau mà còn giữa con người với thiên nhiên, vạn vật
- Càng tự nhiên, thuần khiết, chúng ta càng giàu lòng đồng cảm với người khác hơn, ví dụ như trẻ thơ, họa sĩ, là những đối tượng dễ đồng cảm với vạn vật
- Có sức truyền cảm mạnh mẽ tới độc giả, thúc đẩy mỗi cá nhân biết yêu thương và cảm thông với người khác
5. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ mộc mạc, dễ hiểu
- Cách triển khai ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
- Văn phong tự nhiên, dễ tiếp nhận
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |