Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", đại thi hào Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng miêu tả nhân vật tài tình của mình. Qua một vài nét phác họa, nhà thơ không chỉ mở ra trước mắt người đọc chân dung tuyệt mĩ của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân mà qua đó còn gợi mở liên tưởng về tương lai, số phận của hai chị em. Trong đoạn trích, Thúy Vân là nhân vật được miêu tả trước, chỉ với bốn câu thơ, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp riêng của nàng. Nhìn vào Thúy Vân, ta thấy một nét đẹp thanh cao, trang trọng khác xa những người thiếu nữ khác, vẻ đẹp ấy toát lên từ khuôn mặt tròn đầy như ánh trăng rằm, đôi mày ngài nở nang và nụ cười tươi tắn, rạng rỡ. "Hoa cười ngọc thốt đoan trang" nụ cười của nàng được ví như vẻ đẹp của hoa nở, tươi tắn và rạng rỡ. Giọng nói của nàng trong trẻo như ngọc, nụ cười, tiếng nói của nàng vô cùng lễ phép, ý tứ, thể hiện sự nghiêm trang, đứng đắn của người phụ nữ. Bên cạnh đó khi nói về vẻ đẹp mái tóc, làn da, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh "Mây thua nước tóc" ý nói mái tóc của nàng bóng mượt, bồng bềnh nhẹ hơn cả mây, "tuyết nhường màu da" ý nói làn da của nàng còn trắng mịn hơn cả tuyết. Những từ ngữ được tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân như "đầy đặn", nở nang", "đoan trang" thể hiện rõ một chân dung mang tính cách số phận an yên, hạnh phúc. Quả thực ngòi bút của Nguyễn Du cùng với các thủ pháp liệt kê, so sánh, ẩn dụ đã phác họa chân dung một nàng thiếu nữ Thúy Vân với vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |