Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ"Thu Ẩm" của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ"Thu Ẩm" của Nguyễn Khuyến
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
424
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Thu Ẩm" của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, được viết vào thế kỷ 19. Bài thơ này thể hiện tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên và tình yêu đời sống của con người.

Bài thơ "Thu Ẩm" được chia thành 3 phần chính. Phần đầu tiên miêu tả cảnh thu ở miền quê, với những hình ảnh tươi đẹp của cánh đồng lúa chín và những cánh đồng hoa. Từng câu thơ trong phần này đều tạo nên một hình ảnh sống động, màu sắc và âm thanh của mùa thu. Điều này cho thấy tình yêu và sự trân trọng của tác giả đối với thiên nhiên và cuộc sống nông thôn.

Phần thứ hai của bài thơ tập trung vào những nỗi niềm của người dân nông thôn. Tác giả miêu tả cuộc sống khó khăn, đau khổ và những khó nhọc mà người dân phải chịu đựng. Tuy nhiên, dù cuộc sống khó khăn, tác giả vẫn thể hiện sự kiên nhẫn và lòng yêu nước mãnh liệt của người dân.

Phần cuối cùng của bài thơ là lời kêu gọi sự đoàn kết và hy vọng vào tương lai tươi sáng. Tác giả mong muốn mọi người cùng nhau làm việc, cống hiến và xây dựng đất nước. Ông khẳng định rằng chỉ có sự đoàn kết và cống hiến mới có thể đem lại hạnh phúc và thịnh vượng cho đất nước.

Từng câu thơ trong bài thơ "Thu Ẩm" đều được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn mang đậm tính chất nghệ thuật. Tác giả sử dụng các hình ảnh, biểu tượng và âm thanh để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống nông thôn và tình yêu đất nước.

Tổng thể, bài thơ "Thu Ẩm" của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm tuyệt vời, thể hiện tình yêu và lòng trung thành của tác giả đối với đất nước và con người. Bài thơ này cũng là một lời kêu gọi đoàn kết và cống hiến để xây dựng một tương lai tươi sáng cho Việt Nam.
1
0
Nguyễn Duy Khương
09/11/2023 18:45:15
+5đ tặng

Bài thơ "Thu Ẩm" của Nguyễn Khuyến được viết vào thế kỷ 19 và thể hiện tình cảm yêu thương đối với quê hương, sự sâu lắng của tâm hồn nhà thơ đối với vẻ đẹp mùa thu, và sự kết nối giữa con người và thiên nhiên.

1. Sự Mô Tả Về Mùa Thu: Bài thơ tập trung vào việc miêu tả vẻ đẹp của mùa thu. Nguyễn Khuyến sử dụng ngôn ngữ màu mỡ và hình ảnh sắc nét để tả những cảnh vật, âm thanh và hương thơm mùa thu. Ông tả sự thanh tao của mùa thu với những cảnh vật thiên nhiên như cánh đồng và sông nước.

2. Tình Cảm Thiêng Liêng Với Quê Hương: Nguyễn Khuyến thể hiện tình cảm sâu đậm đối với quê hương. Ông mê đắm trong vẻ đẹp của quê hương và sự bình yên mà mùa thu mang lại. Mùa thu trở thành biểu tượng của tình yêu và kiêng nể dành cho quê hương.

3. Sự Liên Kết Giữa Con Người Và Thiên Nhiên: Nhà thơ tạo ra sự liên kết mạnh mẽ giữa con người và thiên nhiên. Ông thể hiện sự hòa quyện giữa người và cảnh vật, tạo nên một bức tranh hòa mình vào tự nhiên.

4. Ý Nghĩa Sâu Sắc: "Thu Ẩm" mang trong mình một thông điệp về sự bất biến và tươi đẹp của quê hương. Mùa thu là thời điểm mà thiên nhiên trở nên thanh lọc và tĩnh lặng, tạo điều kiện cho con người thấu hiểu và yêu thương nơi mình sinh ra.

Tóm lại, bài thơ "Thu Ẩm" của Nguyễn Khuyến không chỉ tập trung vào việc miêu tả mùa thu mà còn thể hiện sự yêu thương sâu đậm đối với quê hương và sự kết nối vững chắc giữa con người và thiên nhiên.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
anme
09/11/2023 18:45:44
+4đ tặng

Hình như trong thi ca – nhắc đến mùa thu là nhắc đến nỗi buồn – nỗi buồn trải ra với đầy đủ cung bậc: từ buồn thương, buồn nhở, buồn man mác… Nhưng với mỗi thi nhân, nỗi buồn lại gắn với một tâm sự khác nhau.

Đến với Thu ẩm của Nguyễn Khuyến – nhà thơ của làng cảnh Việt Nam – người đọc lại được chiêm ngưỡng một bức tranh thu với với đủ sắc màu và âm thanh dưới cái nhìn, dưới con mắt của một thi nhân, của một con người đang đơn độc nâng chén với cuộc đời. Nhan đề “Thu âm” – mùa thu uống rượu – là nhãn tự, là nơi nói lên nội dung chính của bài thơ.

Có thể nói, trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, chỉ có bài Thu điếu là nhất quán về không gian, về thời gian. Còn ở bài Thu vịnh và Thu ẩm khó có thể xác định một không gian, thời gian cụ thể nào.

Có thể nhà thơ Nguyễn Khuyến uống rượu làm thơ trong một đêm thu nào đó nhưng cảnh thu không nhất thiết là cảnh đêm thu. Khi cái say men đã làm thi nhân hơi chếnh choáng thì các hình ảnh lần lượt hiện về trong tâm trí dệt nên bức tranh thu đa dạng.

Vẫn bằng bút pháp hiện thực quen thuộc, bằng lời thơ bình dị, Nguyễn Khuyến mở đầu bài thơ bằng cảnh:

Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu, đóm lập lòe.

Nơi nhà thơ đang uống rượu làm thơ không phải là thư phòng, thư sảnh của lầu son gác tía nào mà chỉ là ngôi nhà cô đơn sơ bình dị nơi thôn dã, một ngôi nhà lợp bằng rơm rạ “thấp le te”. Từ nơi ấy thi nhân nhìn ra chỉ thấy màn đêm sâu thẳm.

Đó là một đêm tối gợi lên chiều sâu không cùng, tối tăm, ánh sáng đom đóm mới lập lòe như thế. Trong đêm thu trời tối, Nguyễn Khuyến trầm ngâm bên chén rượu, những cảnh thu ở nhiều nơi cứ lập lòe ẩn hiện trong tâm trí của thi nhân. Đó là cảnh chiều thu quê hương yên ả, đầm ấm:

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt.

Đó là cảnh đêm trăng mùa thu được cảm nhận từ phía ao nhà: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”. Đó là cảnh mùa thu trong một ngày nắng đẹp: “Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt”. Cảnh trong tâm tưởng mà rất thực, rất bình dị. Đó là cảnh quê, hồn quê từ lâu đã thấm sâu, hòa nhập vào tâm hồn Nguyễn Khuyến để khi làm thơ thi hứng lại gọi về.

Trăng mùa thu là thi liệu quen thuộc nhưng thi liệu ấy lại trở nên mới mẻ sinh động lạ thường khi được nhìn qua đôi mắt của thi sĩ làng quê Yên Đổ.

Nhà thơ Xuân Diệu cho đây “là một câu thơ hiếm có”, một phát hiện của nhà thơ có tài: “… câu Làn ao lóng lánh bóng trăng loe, là của một thi sĩ thật có tài, bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng lóe ra, bốn chữ khả năng (làn, lóng, lánh, loe) gợi chất vàng nước kim loại, ba dấu sắc khứ thanh (lóng, lánh, bóng) gợi ánh bắn đi; từ loe, âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe) như cái ao chẳng hạn”.

Xuân Diệu đã phân tích rất tinh tế khả năng gợi tả của ngôn ngữ ở phương diện ngữ âm. Nhưng để có cái hay, cái đẹp, cái độc đáo ấy trước hết là ở cách nhìn, ở hướng tiếp cận. Thi sĩ bao đời nay miêu tả trăng thu.

Nhìn trăng qua ao mới có vẻ đẹp lóng lánh như thế, trăng từ trong ao hắt ánh sáng lên mới tạo ra những chùm sáng lòe như thế. Một thi sĩ tài năng thì không có đề tài nào là mòn cũ, không có câu chữ nào là mất đi sức sống.

Thu ẩm là mùa thu uống rượu mà mãi cuối bài thơ mới thấy hình ảnh người uống rượu xuất hiện:

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.

Đó là chân dung tự họa của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong những năm tháng ẩn dật ở quê nhà. Nỗi niềm gì đang xót lòng xót dạ người nho sĩ ấy đến mức mắt đỏ hoe, rớm máu? Từ đôi mắt, người đọc nhìn thấu nỗi buồn đau của cụ Tam Nguyên.

Đã từng đỗ đầu thi hương, thi hội đã từng được vua ban chức này tước nọ mà Nguyễn Khuyến không chút đắc ý về cuộc đời mình. Có lúc ông còn thấy việc học cũ là viển vông vô ích, việc làm quan trong thời buổi ấy là nỗi nhục. Tưởng là trở về vườn xưa chốn cũ để thanh thản nỗi lòng, nào ngờ đâu lòng vẫn nặng buồn đau:

Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn
Tình thương hải tang điền qua mấy lớp.
(Trở về vườn cũ)

Để dịu bớt cơn đau, để khuây khỏa nỗi buồn, Nguyễn Khuyến đã làm bạn với túi thơ, bầu rượu. Ở Trung Quốc có nhà thơ Lí Bạch làm nhiều bài thơ về rượu, ở nước Nam ta không có ai nói về rượu trong thơ nhiều như Nguyễn Khuyến.

Nhà thơ hay uống rượu nhưng chả uống được nhiều. Người ta uống rượu để mà quên, để mà say còn Nguyễn Khuyến uống rượu lại càng nhớ, lại càng buồn. Cái tôi trữ tình của nhà thơ trong bài Thu ẩm bề ngoài thì có vẻ say nhè nhưng thực chất là rất tỉnh. Say nhè để quên mọi chuyện nhưng nhà thơ không quên được nỗi đau buồn về non sông đất nước.

Bức tranh thi nhân uống rượu trong đêm thu khép lại với những vần thơ đầy xúc động. Có bài thơ, ngoài nhan đề Thu ẩm – chẳng có thêm một chữ “thu” nào, thế mà hồn thu, hơi thu lan tỏa khắp không gian, thấm vào vạn vật và dư âm thu vẫn lan tỏa mãi trong lòng người đọc.

Với Thu ẩm, nhà thơ đã viết nên một áng thơ mang đậm dấu ấn và âm hưởng riêng của một Nguyễn Khuyến tài tình và tinh tế, qua đó bộc lộ tâm sự, nỗi buồn về vận nước. Niềm yêu nước của Nguyễn Khuyến biểu hiện thâm trầm, kín đáo mà không kém phần sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×